Đời Ngắn Ngủi
" Tôi đến trọ đời một chốc
thôi
Trăm năm mới sáng đã về chiều
Sinh khôn cho lắm cùng về đất
Trời chuyển vô biên trụ thiên
hà."
Hạ Paris 15-7-1998
*
HT. Huỳnh Tâm
Lời
Giới Thiệu
Kính Hiền Ðệ .
Tôi nhận quyển Cẩm Nang Kinh
Thiên Ðạo và Thế Ðạo của Hiền Ðệ do Phan Ngọc Truất trao lại vào ngày 30/12/1997.
Buổi chưa có Trời-Ðất, âm dương tương hiệp
phát khởi Càn khôn rồi biến sanh vạn vật muôn loài, cho đến khi càn khôn phân
định thì hoằng khai Nhứt Kỳ Phổ
Ðộ, rồi kế tiếp Nhị Kỳ Phổ Ðộ để giáo hóa chúng sanh tu hành. Ðế buổi Hạ Nguơn mạt pháp, Ðức Chí Tôn giáng trần dụng quyền linh Cơ Bút khai Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Chuyển tiếp qua ba thời
Khai Giáo: Nhứt Kỳ, Nhị Kỳ và Tam Kỳ cũng chưa có Kinh Tận Ðộ .
Mãi đến mười năm (Ðệ Thập
Niên), Ðức Quyền Giáo Tông, Ðức Hộ Pháp dâng sớ cầu xin được Ðức Chí Tôn ban
cho Tân Kinh tức Kinh Thiên Ðạo và Thế Ðạo là Kinh Tận Ðộ đó. Một kho báu quí
gía vô tận Ðức Chí Tôn ban cho chúng ta, từ ngày có Kinh Tận Ðộ các Chơn Hồn được siêu
thoát, như vậy có nhiều bạn Ðạo chưa biết giá trị
của Tân Kinh .
Hôm nay Hiền Ðệ gia tâm
sưu khảo, diễn giải rõ nghĩa lý diệu huyền của Kinh Tận Ðộ, vì Ðức Chí Tôn ban
ân cho mỗi người chúng ta, kể như có được chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh, là
khi mãn kiếp trần có đường về (Cõi Thiêng Liêng Hằng Sống). Vậy tôi long trọng
giới thiệu với các bạn Ðạo và để lời khen Hiền Ðệ.
Tòa Thánh Tây Ninh, ngày
07 tháng 12 Ðinh Sửu.
(DL:05/01/1998)
Lời
Bộc Bạch.
Cẩm
Nang Kinh dẫn giải từ nguyên bổn Tân Kinh Thiên Ðạo & Thế Ðạo của Ðại Ðạo
Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh, Tân Kinh Thiên Ðạo là phép mầu kỳ diệu được
tôn vinh tuyệt đối, như dòng nước Cam lộ của thời đại hoằng vĩ, bởi Ðức Chí Tôn
chan rưới Ðạo Trời và chư Phật, Tiên, Thánh, Thần đồng truyền tụ cho quý Ðấng
Chức Sắc Ðại Thiên Phong như: Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn
Trung), Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Ðức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, Ðức Thượng
Sanh Cao Hoài Sang, và năm 1926 chính thức công bố khai mở Ðại Ðạo truyền lưu
đời đời.
Cẩm
Nang Kinh nay gửi vào đời dòng mạch hoằng pháp Tân Kinh Thiên Ðạo & Thế
Ðạo, nhằm thôi thúc cơ duyên thấu suốt thần học và nhuận ý chân lý bao quát của
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ .
Nay
thần học Ðạo Cao Ðài mở ra không gian một di sản Ðức tin hoằng viễn 700.000 năm
lẻ. Và từ mặt nhịp nguyên lý khơi nguồn chảy vào định luật vạn vật muôn loài
cùng sống trên căn bản nung đúc Ðức tin. Như Tân Kinh mở ra lộ trình khuyến đức
vi diệu, xây dựng cho nhân loại một kiến trúc Pháp Ðạo hoàn toàn mới, theo ý
Thiên Cơ tạo ra môi trường sống để nhân sinh khám phá phương tu của Tân Kinh,
như một khoa học thực dụng .
Thượng Ðế vì háo sanh thương yêu muôn loài hiện thành Thánh Thể công bố
tin mừng cứu rỗi và phổ độ. Người ban truyền cho nhân loại Tân Kinh Thiên Ðạo
& Thế Ðạo có đặc thù khuyến Ðạo và từ đó làm nền tảng cho những thành tựu
vượt ngoài Càn Khôn .
25/12/1925 thời điểm nhân loại chính thức tiếp nhận Ðại Ðạo cũng là ngày
ghi dấu lịch sử Ðức tin Cao Ðài trên những bề dày Nhân sinh, Văn hóa và Khoa
học đang tiến hóa. Ðức Thượng Ðế trao quyền Thiêng Liêng cho quý Ðấng Chức Sắc
Ðại Thiên Phong lập Thế và khai mở chính thể Phổ Ðộ, trên mục đích chân lý Từ
bi, Bác ái, Công bình và đem lại cho loài người một đại đồng mặt sống dậy nẩy
tình, nhân nghĩa, đồng sinh phúc lạc. Tân Kinh đem lại cho nhân loại một dung
hợp ngôn ngữ đức tin, nhận mặt nhau
cùng tăng tốc đặc quyền mệnh Ðạo phụng sự nhân sinh. Ðức Chí Tôn đến với nhân loại một chân lý toàn
thiện, phù hợp mọi thời gian, bởi chân lý bao quát với hùng lượng mặt sống vô
tận, chính nơi đây môi trường tạo cơ duyên cho cá thể lập nghiệp Ðạo chuyển thế.
Tân
Kinh Thiên Ðạo & Thế Ðạo với sứ mạng chuyên chở Pháp Ðạo vào đời nhằm hóa
độ, cứu rỗi, hướng dẫn nhân loại vượt băng sương thắng khổ và nhập mật phương
tu hành Ðạo do Ðức Thượng Ðế trực tiếp truyền thụ.
Nay
chúng tôi mạo muội dâng hiến phần âm chất nhỏ nầy để cùng hầu hạ quý cơ duyên,
qua những thôi thúc của trang kinh chứa đựng thuật ngữ Thần học cần phải dẫn
giải, nhưng vẫn giữ nguyên ý Tân Kinh Thiên Ðạo & Thế Ðạo bởi đây là căn
bản của gốc Ðạo và chúng tôi hoàn toàn Tôn kính quý Ðấng tiền khai Ðạo đã dâng
kiếp sinh để hình thành những thành tố chân lý qui nhứt toàn thiện và bao gồm
những trạng thái nội ngoại vật thể có tính năng phương tu khoa học hoàn chỉnh .
Ngày
có Tân Kinh. Nhân loại như được dịp để ứng thân thành Ðạo và cũng là nhu cầu
cho mọi xã hội đang tiến hóa vào môi trường hoằng vĩ. Tân Kinh Thiên Ðạo &
Thế Ðạo sẽ đời đời trên vị trí nguyên khối của Chứng Pháp và cũng là thước đo
truyền pháp để thôi thúc lòng người vào dây cộng sinh thực hiện phúc lạc .
Ðạo
thường hằng trên nhịp sống và trải rộng theo từng thời gian phổ độ, chất liệu
giải thoát và cứu rỗi vẫn là giáo lý trong sáng, rạch ròi làm nền tảng đức tin
vào trường cửu, bởi thế Ðạo Cao Ðài ở trên mục đích đó.
Ðạo
Cao Ðài là chủ của thắng khổ, đem đến cho nhân loại một tính khí chân linh. Ðạo
bồi đắp vạn vật muôn loài đồng thiện và gieo giống khuyến hạnh .
Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ do Ðức Chí Tôn huyền linh chính thức dìu dẫn Nhơn sanh nhằm
chia tay vô minh, nên NGƯỜI mới lập toàn bộ cấu trúc Thần học để quán chúng tâm
thức trong Tân Kinh Thiên Ðạo & Thế Ðạo .
Ðây
là một bửu kinh cần nhập thế rộng rãi, nên chúng tôi dẫn giải theo nghĩa ý tha
lực để làm một nhiệp cầu cơ duyên vào Tự lực, nghĩ rằng Cẩm Nang Kinh sẽ là phương
tiện vận dụng thành đạt kiến tánh và xúc tác vào định ý soi rọi hồ nước vô minh
phản chiếu thay mầu chọn sắc và phát sinh tĩnh thức Chơn Linh. Hy vọng nhân
loại cùng ngôn ngữ chân lý Ðạo Trời để lưu truyền vào thời gian và trải rộng
ánh sáng muôn mầu phép lạ, Tín Ðồ Cao Ðài sẽ là nhân chứng sự thực của giác ngộ
và công bố kho chứa khuyến đức toàn diện đang bày ra trên mặt đất Ðời .
Cẩm
Nang Kinh vì mục đích phụng sự Ðạo và lấy tâm lòng hiến dâng khơi trong từng
thành ý, nhằm hầu hạ mọi cơ duyên trên những thành tâm nhận thấu sự hiện hữu
Ðức Chí Tôn. Sự trình dâng nầy nếu thiếu sót hay sai dị, xin quý cơ duyên chỉ
giáo hầu bổ túc cho kỳ tái bản được hoàn bích hơn và chúng đệ cảm động tiếp đón
lời giới thiệu châu báu của Ngài Phối Sư Thái Thế Thanh từ Thủ đô quê hướng Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh gửi đến Paris [ France ] những niềm tin vi
diệu .
Cẩm
Nang Kinh bởi lòng thành hướng về đất Bắc Khuyết cầu nguyện Ðức Chí Tôn, Ðức
Phật Mẫu, Chư Thiêng Liêng và quý Ðấng Chức Sắc Ðại Thiên Phong Khai Ðạo, vì
tình yêu thương rộng lớn tế độ biển khổ chan rưới hồng ân cho mỗi cơ duyên đạo
hạnh đời đời bình an và phúc lạc .
"
Nam mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát " .
Kỹ niệm ngày Thánh Ðản Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Ðức
Ngự Mã Thiên Quân)
Nhớ Rừng Hương Tòa Thánh
Tây Ninh
Ngoại ô Paris 05/05/1997
HT. Huỳnh Tâm
HỘI THÁNH KÍNH CÁO.
Từ
khi mở Ðạo, Chí Tôn duy giáng cơ truyền cho Phật Giáo Minh Sư, Minh Ðường, Minh
Lý dạy dâng kinh cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, song Kinh Tận Ðộ vong tinh chưa hề
giáng cơ cho nơi nào tất cả .
Ðức
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) khi còn tại thế và Ðức Hộ Pháp
Phạm Công Tắc đã trót mười năm trường nghĩa là từ ngày mở Ðạo, đã nhiều phen
dâng sớ cho Ðại Từ Phụ và các đấng Thiêng Liêng đặng xin kinh Tận Ðộ, nhưng mà
Chí Tôn cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vẫn chưa định ban ân cho toàn sanh
chúng .
Mãi
đến ngày 23 tháng 7 tới mùng 4 tháng 8 năm Ất Hợi (21 au 31 Aout 1955), mới
giáng cho Tân Kinh. Ấy là một giọt nước Cam Lộ của Ðức Từ Bi rưới chan đặng gội
nhuần cho các đẳng linh hồn của toàn cả thế giái .
Chúng
ta thầm xét thì đủ hiểu rằng: Ðã trải qua mười năm. Chí Tôn mới mở cơ tận độ.
Cơ tận độ Nhơn sanh duy kể từ ngày ban Tân Kinh nầy mà thô .
Thương thay cho những kẻ vô phần chịu phận thiệt thòi quy liễu trước
ngày Tân Kinh chuyển Pháp. Ấy cũng là quả kiếp của Nhơn sanh do Thiên cơ tiền
định. Nếu chúng ta thương tưởng thì duy có một phương độ rỗi là trì tụng Di Lạc
Chơn Kinh hầu các đẳng linh hồn đặng siêu thăng Tịnh Ðộ .
Ấy
vậy, bổn kinh này nguyên của chư Phật, chư Tiên đã giáng cơ truyền thế trong kỳ
Trung Nguơn Ất Hợi .
Khi
tụng phải thành tâm và phải để nơi tinh khiết .
Tòa Thánh Tây Ninh
20-10-1937
Tiểu Dẫn Kinh Thiên Ðạo
Ðại Ðạo là một hạt giống mạnh mẽ, quí báu, khó mà chỉ rõ, dầu cho ngàn kinh
muôn sách cũng khó bày ra nguyên lý, bởi vậy Kinh Thánh Tịnh có câu rằng: "Cường danh viết Ðạo". Nay rất
may duyên là nguơn hội tuần huờn.
Ðấng Từ Bi giáng linh mở
hội Tam Kỳ Phổ Ðộ. Rất nên tỏ rạng trong cõi nhơn hoàn, dìu dắt chúng sanh về
nơi cực lạc, việc cần ích là Kinh Tứ Thời Nhựt Tụng mỗi chữ đều lời châu ngọc
mà cung kính Ðấng Từ Bi, nên phải để chánh tự chẳng nên sai lầm nghĩa ý, bởi cớ
ấy chúng tôi phải giữ bản quyền đặng in cho nguyên bổn, hầu để lưu truyền hậu
thế .
Tòa Thánh Tây Ninh
15/02/1927
Thượng Ðầu Sư Ngọc Ðầu Sư
Thượng Trung Nhựt Ngọc Lịch Nguyệt
Lê Văn
Trung Lê
Văn Lịch
THIẾT LẬP THIÊN BÀN
THỜ PHƯỢNG
Thiết lập Thiên bàn THƯỢNG ÐẾ, nơi vị trí tinh khiết nhứt là ở giữa nhà,
Thiên Bàn chia thành 3 tầng, treo màn để che khuất và phân biệt nơi thờ phượng,
Thiên bàn còn gọi là Tam đẳng, thiết lập Thiên bàn Ðức Chí Tôn theo nguyên lý
Thần học Ðạo Cao Ðài .
Riêng Tín đồ Cao Ðài ở hải ngoại thì tùy sự thiết lập Thiên bàn to hay
nhỏ bởi lòng thành, miễn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện tại,
nhưng vẫn giữ được thể tính chơn truyền Ðại Ðạo, bởi đó là cánh cửa hướng về
Ðấng Chí Tôn và người Tín đồ luôn luôn mang hoài bão thực hiện tinh thần Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ .
ÐỨC THƯỢNG ÐẾ HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP THIÊN BÀN
1
3 2
4
5 6
7 8 9
10 11 12
1 - Thánh Tượng THIÊN NHÃN. (Ðấng Tạo
Hóa) là hình ảnh của mắt Trái biểu tượng cho mọi hóa sinh hoàn thành vạn vật
đến muôn loài đều sống dưới ánh sáng huyền diệu của DƯƠNG .
Thiên
Nhãn chân dung quyền năng của Ðấng Chủ Tể Càn Khôn, nay Ðấng là Giáo chủ Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ .
Bí
Pháp trong nền Ðạo Cao Ðài khi thiết lập Thiên Bàn Thượng Ðế phải hướng về
Phương Bắc, bởi bên Trái là Dương của mặt Nhựt cho mọi sự Mọc, và bên Phải là
Âm của mặt Nguyệt và Tinh Tú cho mọi sự Lặn .
Ðó là
nguyên lý vũ trụ, hóa sinh vạn vật muôn loài bởi phép gốc Dương cộng Âm mà
thành, Thánh tượng Thiên Nhãn còn biểu hiện mọi hồng ân cho sự lành và sự sống,
như Ðấng Thượng Ðế dạy rằng :
"
Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng
quan chủ tể
Quang
thị thần
Thần
Thị Thiên
Thiên
Giả Ngả Giả " .
Ý Nghĩa :
Mắt, là chủ của tâm
Hai lằng yến ở trong Mắt,
là chủ tể
Yến sáng là Thần
Thần là Trời
Trời là Ta vậy.
Thánh Ngôn : " Khi chưa có Trời đất, khí Hư Vô sanh có một Thầy và Ngôi Thầy là
Thái Cực, Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng
biến ra Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mà lập Càn Khôn sanh vạn vật ".
2 - Ngôi Thái Cực. (Ngôi của Ðức Chí
Tôn ) .
Thượng Ðế dạy rằng : " Ngôi
Thái Cực là linh hồn của tất cả ". Ngôi Thái Cực được cấu tạo từ thời
đại Hồng hoang, còn gọi là Ðèn Trời hay Thái Cực Ðăng chưa bao giờ tắt vì ánh
sáng cộng sinh của muôn loài đồng thọ bẩm nơi Ðại Linh Quang (Thượng Ðế), đèn
Thái Cực là sức mạnh của động năng sinh hóa và dưỡng dục. Ðèn Thái Cực bảo thủ
chơn linh, trí tuệ, là ánh sáng của cứu rỗi và phán xét, cũng là Tiểu Linh
Quang của vạn vật muôn loài từ đó sinh bất diệt.
3 - Trái Cây. (Ðặt bên Phải của
Thánh Tượng nhìn ra).
Biểu
tượng cho Âm tính thuần khiết của sự kết tụ thành Quả từ Hoa mà có (Dương cực
âm sinh) .
Hoa
từ Dương lột xác thành Âm, nhờ thiên nhiên và thời gian cấu tạo, biến hóa hình
thù ra Quả đó là Ðạo thành tựu .
4 - Hoa. (Ðặt bên Trái của Thánh Tượng nhìn ra ) .
Hoa
biểu tượng biến hóa vì Dương, là tính thuần khiết của vạn vật muôn loài, Hoa từ
thảo mọc do môi trường cấu tạo và kết tụ thành Tinh chất, Tinh thể của Hoa là
Dương luôn luôn mở cửa tiếp nhận sự gieo giống của Âm và tạo ra chuỗi dài thay
đổi hình thù cho đến khi lột xác thành quả. Hoa thể hiện mọi thanh cao, tạo
niềm tin cho mọi sắc và Hoa mang thể Tinh chờ ngày ngộ Ðạo .
5 - Ly Nước Trà. (Ðặt bên Phải) gọi là
Thần của Âm, biểu tượng dòng nước sinh đời đời, Trà nuôi dưỡng nguồn sinh của
Thần chảy trong sự sống và cấu tạo thể chất bền vững [1].
6 - 7 và 8. Ba Ly Rượu. ( Ðặt trung tâm
Thiên Bàn ) gọi là Khí mang đặc tính Hư Vô, biểu tượng cho mọi sự ngưng tụ của
vạn vật muôn loài. Khí chuyển động từ ngộ của Hoa vào Ðạo của Quả để kết thành
trung tâm của Tam Giáo gọi là Ðại Ðạo .
9 - Ly Nước Trắng. (Ðặt bên Trái) gọi
là Tinh của Dương, biểu tượng dòng bạch thủy thuần khiết chảy miên trường. Bạch
thủy bên Trái và Trà bên phải là phép nguyên lý Ðạo hài hòa trên mọi sinh hóa,
nước Âm Dương là thủy triều nội ngoại thể của Ðại Linh Quang và Tiểu Linh Quang
.
Dòng
bạch thủy của Tinh vì Dương khởi nguồn từ mọi biến hóa của vũ trụ, vạn vật muôn
loài đồng sống dưới cứu rỗi hay hủy diệt bởi phán xét [2] .
[2]
Nước trắng còn gọi là Bạch thủy .
Hoa, Quả,
Rượu, Trà và Bạch Thủy biểu tượng cho Tinh, Khí, Thần là nguyên pháp của Tam
Bửu, mà quý Ðấng Phật, Tiên, Thánh, Thần hằng tu luyện đắc Pháp. Ngày nay Ðức
Cao Ðài ban truyền Tam Bửu diệu dụng, làm phương tiện cho nhơn loại tiếp nhận
tha lực để tiến hóa và đắc thành toàn diện Tinh, Khí, Thần sinh hóa, thành tố
của tự lực đắc Pháp .
Tập tục dâng lễ bốn thời :
-
Thời Tý và Thời Ngọ dâng Rượu gọi là Khí hưng tại Trời, bởi thế Tín hữu dâng lễ
tưởng nhớ hồng ân Ðức Chí Tôn .
-
Thời Mẹo và Thời Dậu dâng nước Âm Dương gọi là Tinh và Thần của Ðất, bởi thế
Tín hữu dâng lễ tưởng nhớ hồng ân Ðức Phật Mẫu .
Thánh
ngôn: " Xác thân thiêng liêng vốn ở
trong xác phàm mà ra, có thể trông thấy đặng, mã cũng có khi không, do Tinh Khí
Thần luyện thành, nhẹ nhàng hơn không khí. Khi ở trong xác phàm ra, nó lấy hình
ảnh xác phàm như khuôn in rập, Kẻ luyện Ðạo, nếu có Tinh Khí mà chẳng có Thần,
hoặc có Thần mà chẳng có Tinh Khí, ba món báu nếu thiếu một, thì Nhị xác thân
chẳng huờn thành, bởi vậy nên tam bửu phải hiệp nhứt, thì Ðạo mới kết quả
" .
10
và 12. Hai cây Nến . ( Ðèn sáp hay cầy ). Biểu tượng Thái Cực phân Âm và Dương,
đèn Trái là Thái Dương thắp trước, đèn Phải là Thái Âm thắp sau, còn gọi là
Lưỡng nghi ( đôi mắt ) .
Pháp Ðạo biến hóa từ vũ trụ sinh lưỡng nghi
là mặt Trời và mặt Trăng ( Nhựt Nguyệt ). Loài người cũng có lưỡng Nghi là cặp
mắt của sự sáng .
11
- Lư Hương. Biểu tượng hằng sống của vũ trụ, trong lư hương còn đặt một đỉnh
trầm nhỏ biểu tượng tánh mạng nhập thế và xuất thế .
Thời
khắc bình thường thắp 3 cây hương biểu tượng Tam Giáo qui nguyên. Tứ thời, Tiểu
lễ và Ðại lễ thắp 5 cây hương biểu tượng Tam Giáo qui nguyên Ngũ Chi hiệp nhứt,
cũng là 5 cấp thăng hoa của vạn vật muôn loài .
3 1
2
5 4
1 - Giới Hương : Thanh lọc (Trang nghiêm) .
2 - Ðịnh Hương : Ðịnh tâm (Hướng thượng)
.
3 -
Huệ Hương : Bát nhã (Tu, tư và văn) .
4 - Trí Kiến Hương : Trí lực (Chân lý) .
5 -
Giải Thoát Hương : Ra ngoài vòng sanh tử .
Năm (5)
Cây hương trên được phân thành hai hàng như sau :
-
Hàng thứ nhứt thắp 3 cây hương, còn gọi là 3 tuần hương, thời hương tàng từ
45-60 phút, tuy nhiên còn theo hương liệu. T theo sơ đồ trên ( 3, 1, 2 ) gọi là
Tam Giáo hay Án Tam Tài ( Thiên, Ðịa, Nhơn ) .
-
Hàng thứ nhì thắp 2 cây hương ( 5, 4 ). gọi là Tượng Ngũ Khí hay Ngũ Chi, biểu
hiện cho Giới hương, Ðịnh hương, Huệ hương, Trí hương, Giải thoát hương .
Năm (5)
cây hương còn gọi là (Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt thành Ðại Ðạo).
Ba
thời kỳ Ðại Ðạo đều theo Pháp Tam Giáo gui nguyên Ngũ Chi hiệp nhứt :
* Nhứt Kỳ Phổ Ðộ. (Thời đại chân lý Từ-Bi)
-
Phật giáo có Nhiên Ðăng Cổ Phật .
- Ðạo
giáo có Thái Thượng .
-
Khổng giáo có Ðạo Quân .
-
Thiên Chúa giáo có Phục Huy .
- Hồi
giáo có Moise
* Nhị Kỳ Phổ Ðộ. (Thời đại hân lý Bác-Ái)
-
Phật giáo có Thích Ca Mưu Ni .
- Ðạo
giáo có Lão Tử .
-
Khổng giáo có Khổng Tử .
-
Thiên Chúa giáo có Jesus .
- Hồi
giáo có Mohammed .
* Tam Kỳ Phổ Ðộ. (Thời đại chân lý Công-Bình
). Ba (3) thời đại này được Đức Chí Tôn ban hồng ân Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chủ
trương "Từ Bi, Bác Ái, Công Bình". Xác định chân lý Đại Đạo có xưa và
nay không đổi ngược dòng thời gian cho đến "thất
ức niên dư".
24/12/1925 Ðức Thượng Ðế công bố hồng danh Cao Ðài, khai mở Ðại Ðạo Tam
Kỳ Phổ Ðộ. Công đồng qui nguyên Tam Giáo hiệp nhứt Ngũ Chi thành Ðại Ðạo, Ðấng
làm Giáo Chủ cầm Hồn Ðạo cùng cả Giáo Pháp và có Tam Trấn thay quyền cho Tam
Giáo .
Qui Nguyên Tam Giáo :
1 -
Thích Giáo, Ðức Thích Ca Mưu Ni .
2 -
Ðạo Giáo, Ðức Thái Thượng Lão Quân .
3 -
Nho Giáo, Ðức Khổng Phu Tử .
Hiệp Nhứt Ngũ Chi Ðạo :
1 -
Phật Ðạo. Ðức Thích Ca Mưu Ni .
2 -
Tiên Ðạo. Ðức Lý Thái Bạch .
3 -
Thánh Ðạo. Ðức Jesus .
4 -
Thần Ðạo. Ðức Khổng Tử .
5 -
Nhơn Ðạo. Ngôi Giáo Tông .
Tam Trấn thay quyền Tam Giáo :
1 -
Tiên Giáo. Nhứt Trấn Ðức Lý Thái Bạch .
2 -
Phật Giáo. Nhị Trấn Ðức Quan Âm Bồ Tát .
3 -
Thánh Giáo. Tam Trấn Ðức Quan Thánh Ðế Quân .
Ðức
Chí Tôn hài lòng. Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tòa Thánh tại tỉnh Tây Ninh, Thánh Vức
40 Km , miền Nam, Việt Nam,
Phương Ðông Á .
(Chiếu Sắc
Luật ngày 12/07/65, nhìn nhận Pháp Nhân số 003/65 của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ,
Tòa Thánh Tây Ninh, theo Hiến Chương ngày 21/01/1965 đã ấn định Thánh Ðịa 40 Km ).
Thiên
Bàn Hộ Pháp:
1
2 3
4 5
6 7 8
10 9 11
1 - Thánh Tượng phép chữ KHÍ. Biểu
tượng Khí Hư Vô . Ðức Thượng Ðế chọn
phép KHÍ làm linh hồn Ðạo, thay phần hồn của
NGƯỜI tại Thế để gìn giữ chánh giáo Ðạo Trời và dìu dẫn con cái của
NGƯỜI đồng cộng hưởng Thiên ân công bình
.
Nguyên gốc của Khí Hư Vô, hồng danh của Ðức Bát Phật, Ngự Mã Thiên Quân, giáng thế xác phàm là Ðức Hộ Pháp
Phạm Công Tắc . Ðức Thượng Ðế phán trước 12 Tông đồ và công bố lập Ðạo Trời tại thế rằng :
" Tắc, THẦY lấy tánh đức con mà
lập Ðạo được chăng ? " .
Ðức
Chí Tôn (Thượng Ðế) yêu cầu 11 vị Tông đồ cùng có tên trong bài Thơ dưới đây,
đồng hành lễ trước phù chữ Khí và Ðức Ngự Mã Thiên Quân (Ðức Hộ Pháp Phạm Công
Tắc):
"Chiêu,
Kỳ, Trung độ dẫn Hoài sanh
Bản
đạo khai Sang, Qúi, Giảng thành
Hậu,
Ðức, Tắc, Cư thiên địa cảnh ."
12 vị
Tông đồ trên đồng Cầu Ðạo đặt lòng thành vào lời Hồng Thệ trước Ðức Chí Tôn và
Chư Thiêng Liêng chứng giám :
Thề rằng : " - Từ đây biết một Ðạo Cao Ðài Ngọc Ðế, chẳng đổi dạ thay lòng,
hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Ðài, như sau có lòng hai, thì Thiên tru
Ðịa lục " .
Lời
Hồng Thệ vi diệu nầy từ đây trở thành nguồn gốc bí tích của Ðạo, cũng là nguyên
tắc nhập môn cầu Ðạo và thôi thúc Tín Ðồ lập cộng bồi Ðức. Ðức Chí Tôn còn nhấn
mạnh phù chữ KHÍ là uy dũng phần hồn của Ðạo tại thế, phù chữ Khí trấn giữ phía
sau lưng của Nhơn sanh hầu bảo vệ phần hồn và phần xác .
Trước kia Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ không trấn gữi phần hồn phía sau, bởi thế
nhơn sanh tu nhiều thành Ðạo ít, ngày nay tại Ðền thánh hay Thánh Thất, Tín đồ
đều thấy rõ trước mặt có Thầy ngự và sau cũng có Thầy trấn giữ an ninh, tạo
thành cõi thanh thoát trang nghiêm và vững niềm tin trong khi hành lễ .
11
Tông đồ trên đã tuân mệnh và tuyên hứa hết lòng trợ lực Ðức Hộ Pháp lập Ðạo
trên Ngôi vị Hiệp Thiên Ðài và Ðức Chí Tôn dạy bảo rằng:
" - Hiệp Thiên là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng
Liêng mối Ðạo, Ðạo còn thì Hiệp Thiên Ðài còn. Thầy đã nói: " - Ngũ chi Ðại Ðạo bị qui phàm, là vì
khi trước Thầy giao Thánh giáo vào tay phàm, lâu ngày sai lạc ra phàm giáo. Nay
Thầy nhứt định đến độ rỗi các con thôi" .
" - Lại nữa Hiệp Thiên Ðài là nơi
Giáo Tông đến tiếp xúc với Tam thập lục Thiên, Tam thiên thế giới, Lục thập bát
địa cầu, Thập điện Diêm cung, đặng cầu siêu cho cả nhơn loại ".
Ngày
18/10/1926. Ðức Thượng Ðế chính thức công bố hồng danh Cao Ðài và lập Ðại Ðạo
Tam Kỳ Phổ Ðộ, Ðại Ðạo chân lý bao quát là Từ Bi, Bác Ái và Công Bình nhằm thực
hiện Ðức tin toàn năng phụng sự nhân sinh, cho nên có 2 câu liễn làm hành trình
tu tập:
Câu liễn I Câu
liễn II
高 "Cao 臺 "Đài
上 Thượng 前 Tiền
至 Chí 崇 Sùng
尊 Tôn 拜 Bái
大 Đại 三 Tam
道 Đạo 期 Kỳ
和 Hòa 共 Cọng
平 Bình 享 Hưởng
民 Dân 自 Tự
主 Chủ 由 Do
目 Mục." 權 Quyền". [2]
[2]
Nguyên trước
đây câu liễn một (1) chữ chót là CHÁNH, đối với
chữ QUYỀN.
Ðức
Hộ Pháp Phạm Công Tắc dẫn giải Hồng Danh Ðức Cao Ðài rằng :
" - Hồng danh Cao Ðài theo nghĩa
phương Ðông: Ðền thờ cao, Ðức tin lớn,
Hồng danh Cao Ðài theo nghĩa phương
Tây là: Ngai vàng tối thượng " .
CAO
ÐÀI nghĩa rộng :
CAO
vô đối ra ngoài Càn Khôn, sức mạnh háo sinh từ Hư vô, Trời Ðất cao dày vi diệu
hồng danh Tam Giáo vô cùng, tiếng nói đồng sống thanh cao của vạn vật muôn loài
vì mục đích chân lý toàn thiện, Thượng Ðế thương yêu và chăn nuôi 92 ức nguyên
nhân xem như đồng đẳng cao đệ tử, cao đường nhân nghĩa hạnh đức mọi sự đồng
sanh, ban bố loài người mở rộng cao kiến, cao minh để giải thoát, đất cao Tổ (Thượng
Ðế) an lành sinh thiện cư xử công bình bởi tấm lòng quí .
ÐÀI
vũ trụ đỡ đầu cuống sống cho mọi hóa sinh, nền đắp cao trông xa mở rộng, lời
hứa và bảo đảm sẽ thành, chở che cứu rỗi, gánh mọi sự khổ cho đời, truyền loan
chánh truyền, gương soi rọi sạch trong trắng ngoài, CAO ÐÀI nền tảng dung hòa
mọi đức tin vì duy MộT .
2 - Trái Cây :
Biểu
tượng sự tinh khiết của Âm, đặt bên Phải phép chữ KHÍ .
3
- Hoa : Biểu tượng sự tinh khiết vì Dương, đặt bên Trái phép chữ KHÍ .
4 - Nước Trà : Biểu tượng tinh khiết vì
Thần, đặt bên Phải gọi là Âm .
5 - 6 và 7. Ba ly Rượu : Biểu tượng Khí
sinh hóa linh hồn vạn vật và muôn loài, đặt trung tâm Thiên Bàn gọi là Khí .
8 - Bạch Thủy: Biểu tượng tinh khiết vì
Tinh, đặt bên trái gọi là Dương .
9 - Lư Hương : Biểu tượng tính nhập
thế, xuất thế và phổ độ cứu rỗi, đặt trung tâm Thiên Bàn .
1
2 3
Khi
hành lễ thắp 3 cây hương theo thứ tự, 1 biểu tượng Tý bởi Trời, 2 Sửu bởi Ðất
và 3 Dần bởi Khí sinh vạn vật muôn loài, cũng là năm khai mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ
Ðộ [ 18/10/1926 ] .
10 và 11 . Hai cây Ðèn :
Biểu
tượng Thái Cực phân thành Âm Dương, đèn Trái gọi là Thái Dương bởi thế được
thắp trước, đèn Phải gọi là Thái Âm thắp sau .
Thiên
Bàn Hộ Pháp duy thờ nơi Thánh Thất, tại tư gia chỉ treo Thánh Tượng chữ Khí Ðức
Hộ Pháp nơi cao và tinh khiết .
Phương Cách Lạy.
Chắp
hai tay lạy như cách dưới đây :
Tay
trái bắt Ấn Tý rồi nắm lại. Kế đó bàn tay mặt áp ngoài, rồi ngón cái [ Tay mặt
] xỏ vào giữa ngón cái và ngón trỏ bên tay trái .
Ðể
hai tay như vậy mà đưa lên trán, xá sâu ba xá, rồi quì xuống .
Ðưa hai tay Ấn Tý lên trán niệm " Nam mô Phật " biểu tượng Ðấng Cao
Cả là Trời .
Thánh
ngôn : "THẦY là PHậT chủ cả PHÁP và
TĂNG, lập thành Ðại Ðạo thu hồi các con hiệp một cùng Thầy " .
Ðưa
qua bên trái niệm: "Nam mô Pháp"
biểu tượng Ðấng Thiêng Liêng là Ðất .
Thánh ngôn: "THẦY khai Bát Quái mà tác thành Càn khôn Thế giái nên
gọi là PHÁP".
Ðưa
qua bên mặt niệm: "Nam mô Tăng" biểu tượng ba ngàn thế giái và mọi
chơn linh là muôn loài vạn vật.
Thánh ngôn: "Có Pháp mới sanh
ra Càn khôn Thế giái vạn vật rồi mới có loài người nên gọi là TĂNG" .
Ðức
Ngự Mã Thiên Quân truyền Bí Pháp dạy rằng :
" Nắm quyền trị thế là Hạo nhiên
Pháp thiên chính quyền năng Chí Tôn định, địa cầu nầy không định khác, chỉ có một
mặt Trời nầy không có mặt Trời khác, trong hai mươi bốn giờ có một ngày, Ðấng
làm chủ cầm quyền trong Pháp giới là Hư vô Cao thiên vâng mạng lịnh Hạo nhiên
Pháp thiên làm cho vũ trụ khỏi tương tàn với nhau. Ðịa cầu nầy nếu không mặt
luật đạo đức thì sanh ra bậy bạ con người không chắc sống " .
" Trước khi nguyện lấy dấu và niệm
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng, dám chắc thật đích xác ba ngôi ấy chưa
ai biết rõ .
Ngày nay Bần Ðạo giảng: Phật là gì ?,
Phật là một Ðấng toàn tri toàn năng, người ta lầm lạc tưởng không thấy hình
dạng là không có người, thế gian lầm lạc nhiều lắm. Họ quả nhiên là người sống
hiện tại chỉ khác hơn chúng ta là không có thi hài mà thôi. Ðấng toàn tri toàn
năng ấy là Ðấng đầu tiên hiệp lại với Chí Tôn ."
Bần Ðạo đã giải nơi Phật có ba cảnh đặc
biệt :
1 ) -
Hạo Nhiên Pháp Thiên. Tương liên hiệp một cùng Phật ( Ðức Chí Tôn ) .
2 ) -
Hư Vô Cao Thiên. Thuộc về Pháp giới cầm cả luật thiên điều .
3 ) -
Hỗn Nguơn Thượng Thiên. Thuộc tạo hóa, thuộc Tăng .
Phật
vị có ba đẳng cấp ấy đặng nắm cả quyền năng càn khôn thế giái .
Phi
Tưởng Diệu Thiên. Nắm quyền hành tạo đoan loài người thuộc Phật, đồng thể với
Phật .
Tạo
Hóa Huyền Thiên. Thuộc Pháp và có ba quyền tạo đoan thế giái hữu hình nầy vô
cùng tận. Tạo hóa cầm sinh khí để tạo sanh vạn vật .
Phi
Tưởng Diệu Thiên. Tạo hóa Huyền thiên. Bấy giờ Phi tưởng Diệu thiên lãnh phận
sự với Ðức Chí Tôn cầm nguơn khí của con người giữ sanh mạng vạn vật kêu là vạn
linh .
Tới
Tạo Hóa Huyền Thiên. Phật Mẫu cầm Pháp chuyển cơ sanh hóa không cùng tận, cả
loài người, cây cỏ, sắt đá cũng tấn lên phẩm người nữa, là nhờ tay Ðức Phật Mẫu
nắm Pháp biến xuất. Cả thi hài chơn linh trí não pháp thân luân chuyển sanh
sanh, tử tử. Nợ sanh tử ấy là bài học của Tạo Hóa trong các cơ thể ấy, loài
người học làm đặng biết đặng chi ?. Ðặng tạo Pháp thân huyền diệu được hoàn
thiện, toàn mỹ, toàn tri, toàn năng như Phật Mẫu đã làm, ta làm đặng học hỏi
tạo Pháp thân do quyền lực thuộc Pháp, hình hài xác thịt thuộc Tăng, thây chúng
ta thay đổi lăn lóc trên đường sanh sanh, tử tử cũng như Phật ở tối cao tối
trọng, gần Chí Tôn là Hạo Nhiên Pháp Thiên. Các Ðấng ấy hữu sanh hữu tử, tri
khổ nghiệp chướng vạn linh năng du ta bà thế giái độ tận vạn linh đắc qui Phật
vị .
Các
Ðấng ấy đã chịu như chúng ta ngày nay đặng đi đến toàn thiện, đặng toàn tri,
toàn năng, họ đi trước mình đi sau, họ cao mình thấp thoải, con đường họ đi
mình cũng sẽ tới. Một điều ta nên để ý hơn hết là chúng ta phải hiểu rằng : Mặt
thế nầy chưa biết ai cao ai thấp. Nơi Hạo Nhiên Pháp Thiên một vị Phật cao
trọng toàn tri toàn năng gần như Ðức Chí Tôn nữa mà xuống tại thế nầy đặng học
bài học khổ, dám làm kẻ ngu dốt lắm .
Chúng
ta thấy hình thể một vị Phật Mahâgarouth là một vị Chí Phật như Ðức Gakya Mouni
đến thế gian bưng bình bát du để xin cơm đặng nuôi kẻ khổ. Một người ăn mày ở
thế gian như vậy mà nơi cửa Hư không lại là quyền năng vô tận vô đối, đến Ðức
Chúa Jésus Christ là một vị Chrisna Vichnou đệ nhị kiếp Chí Tôn giáng linh
xuống làm một vị bần hèn khổ não để đi xin từ chén cơm, từ miếng bánh mì đặng
nuôi kẻ đói khó, Ðó là bài học trước mắt phàm chúng ta đã thấy .
Ðấng
Tạo đoan đưa tay xin cho loài người ăn đó là người cầm quyền năng nuôi khắp toàn
vạn vật càn khôn võ trụ. "Thế gian
chưa hề thấy và chưa hề biết ".
Ðể
tay ấn Tý ngay trước ngực tạ ơn và niệm 5 câu chú như sau :
1
Niệm : " Nam mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại
Bồ Tát Ma Ha Tát ".
Cúi đầu biểu
hiện vinh danh Ðức Thượng Ðế, Giáo chủ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ .
2
Niệm : " Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Ma Ha Tát ".
Cúi đầu biểu
hiện vinh danh Ðấng Nhị Trấn Oai Nghiêm Ðại Ðạo .
3
Niệm : " Nam mô Lý Ðại Tiên Trưởng
Kiêm Giáo Tông Ð.Ð.T.K.P.Ð ".
Cúi đầu biểu
hiện vinh danh Ðấng Nhứt Trấn Oai Nghiêm Ðại Ðạo .
4
Niệm : " Nam mô Hiệp Thiên Ðại Ðế
Quan Thánh Ðế Quân ".
Cúi đầu biểu
hiện vinh danh Ðấng Tam Trấn Oai Nghiêm Ðại Ðạo .
5
Niệm : " Nam mô Chư Phật, Tiên,
Thánh, Thần ".
Cúi đầu biểu
hiện vinh danh quý Ðấng Thiêng Liêng Ð.Ð.T.K.P.Ð .
- Mỗi
lúc lạy Trời, thì 3 lạy, mỗi lạy gật đầu 4 lần, như vậy tổng cộng là 12 gật .
Nhớ
mỗi lạy phải niệm : " Nam mô Cao Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát " .
- Còn
lạy Phật, Tiên, Thánh, Thần thì 3 lạy, mỗi lạy gật đầu 3 lần, như vậy tổng cộng
là 9 gật và nhớ niệm danh của mỗi vị .
Thánh
Ngôn : " Lạy là gì ?.
" Lạy là tỏ ra ngoài lễ kỉnh trong
lòng, chấp tay lạy tại sao ?,
Tả là nhựt, hữu là nguyệt, vị chi Âm
Dương, Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn, sanh sanh hóa ấy là Ðạo .
Lạy
kẻ sống hai lạy là tại sao ?. Là nguồn gốc của nhơn sanh lưỡng hiệp mà ra .
Vong
phàm bốn lạy là tại sao ?. Hai lạy phần người, một lạy Trời một lạy Ðất .
Lạy
Thần Thánh ba lạy là tại Sao ?. Là lạy đấng vào hàng thứ ba của Trời và cũng
chỉ về Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt, ấy là Ðạo .
Lạy
Tiên Phật. Ba lạy, Chín gật là tại sao ?. Là chín Ðấng Cửu Thiên Khai Hóa .
Còn
lạy Thầy. Ba lạy, mười hai gật là tại sao ?. Các con không hiểu đâu ! Thập Nhị
Khai Thiên là Thầy, Chúa Tề Càn Khôn Thế Giái, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào
tay. Số mười hai là số riêng của Thầy. Tại sao phải dùng Hoa, Rượu, Trà làm lễ
tế phẩm ? .
"
Hoa tượng trưng Tinh
Rượu
tượng trưng Khí
Trà
tượng trưng Thần "
Ý
Nghĩa Ấn Tý.
Ấn Tý
nghĩa là bấm đầu ngón tay cái vào gốc ngón áp út biểu hiện sự thành quả chân lý
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ .
Ấn Tý biểu hiện vi diệu siêu nhiên, trải rộng phổ
độ, cứu rỗi và truyền gieo tin mừng đến với nhân loại, đón tiếp này sẽ mang lại
phúc lạc cho nhân loại và thấu suốt những luân lý mầu nhiệm phát nguyên từ Ðức
Cao Ðài .
Lý
Pháp và Giới Ðạo khởi điểm từ ngón tay áp út, bởi ba đốt xương chia thành ba
cung tạo lập sự hiện hữu vi diệu, cung Tý chỉ về Hồng hoang của Trời, cung Sửu
chỉ về lập Ðất cõi trần tục, cung Dần chỉ về hóa sinh nhân loại và muôn loài,
cũng là năm Thượng Ðế chính thức công bố khai mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ gọi tắc
là Ðạo Cao Ðài, tại Gò Kén tỉnh Tây Ninh ( 18/10/1926 ) .
Ấn Tý
biểu tượng Trời, Ðất và Người thành khối sống qui nhứt, là một thành tố của hợp
thể, được cấu trúc trên mọi vận hành của vũ trụ. Bởi thế người Tín đồ Ðạo Cao
Ðài khi lạy trải rộng đôi bàn tay ra theo hình thể gieo giống vào đất và 8 ngón
tay còn lại như rồng chuyển lượng nước vào đồng nội, với nắng ấm sương mai tưới
hạt giống hóa sinh nẩy mầm, kết nụ thành quả và thể hiện thành một liên đài bát
giác lưu trữ chuyển sinh gieo giống đời đời và giống vốn từ nguồn cội háo sinh
của Thượng Ðế .
Khi
lạy, hai ngón tay cái Âm Dương luôn luôn ở vị trí gác tréo vào nhau thành dấu
nhân (x) biểu hiện cho sứ mạng gieo giống và ước vọng mọi hóa sinh thành tựu
bền vững .
Tám
ngón tay còn biểu tượng bát hồn hiện hữu trong mọi đời sống và gần gủi muôn
loài, khi nhắc tay lên để tiếp tục lạy đôi bàn tay tự hóa thành hình cây lọng
dù che mưa chở nắng cho mần non và cầu nguyện cho mọi nâng niu trên môi trường
hợp sinh vì tất cả, cuối cùng đôi bàn tay bao bọc vào nhau như thành quả của Ðại
Ðạo và từ ấy lưu truyền miên trường .
Ấn
Tý đưa lên đỉnh trán biểu tượng trên cao có Trời, xá Ấn Tý xuống biểu tượng
dưới chân loài người có Ðất và đưa Ấn Tý lên trước ngực ( Chơn Thủy ) biểu
tượng giữa Trời Ðất có vạn vật chúng sanh đồng sống .
Lạy
Ðức Chí Tôn : Mỗi lạy 4 gật x 3 lạy = 12 gật . Biểu tượng Ðấng Toàn Năng Giáo
Chủ Ðại Ðạo .
Lạy
Phật, Tiên, Thành, Thần : Mỗi lạy 3 gật x 3 lạy = 9 gật . Biểu tượng Cửu Thiên
Khai Hóa và Ngũ chi Ðại Ðạo .
Lạy
vong 4 lạy: 2 lạy nhớ ơn Ðấng Trời hóa sinh vạn vật muôn loài và Ðấng Ðất cấy
sinh mọi sự sống. 2 lạy nhớ ơn Ðấng dưỡng dục sinh thành và cảm ơn mọi liên hệ
đồng sinh hiện hữu .
Hành
lễ. Biểu hiện phép gốc Âm Dương, cũng là phương luyện định tịnh của Ðạo Cao Ðài
.
Mọi
di động hành lễ trong Ðền Thánh hay Thánh Thất : Ðều lấy diệu dụng Dương làm
căn bản cho khởi chuyển. Chân Trái vì Dương qùi gối trước và sau khi hành lễ
viên mãn chân Phải đứng lên trước .
- Khi
vào Ðền Thánh hành lễ chân Trái bước trước và lúc bãi đàn chân Phải bước ra
trước, bởi đây là phép vi diệu của Âm Dương .
- Hành
Lễ. Là lấy lòng thành đặt vào diệu pháp để xiển dương sứ mạng Ðại Ðạo, biểu lộ
tính thanh cao của Ðạo, bày rộng Ðạo cứu rỗi và phổ độ, thể hiện Ðạo siêu việt
vô tận, Ðạo thành tựu do hành lễ của Tín đồ .
- Cầu Kinh. Phát nguyện Ðức tin, giác
ngộ chân lý và tự hướng cứu rỗi, phổ độ .
-
Truyền Giảng. Công bố tin mừng Ðại Ðạo đến khắp mọi nơi bằng hành động. Từ bi,
Bác ái, Công bình, nhân nghĩa, lập Ðức, lập Công, lập Ngôn và cộng sinh .
Thiên
Ðạo
Tiểu
Ðàn Nghi Tiết
Nơi
Thánh Thất, nhằm kỳ vía lớn hay Sóc Vọng [ 01 và 15 Âm lịch ] mới cúng Ðại đàn,
còn kỳ dư thì thiết Tiểu đàn, dầu cho có làm tuần tự chi cũng vậy .
Ðại
đàn, đổ 3 hiệp Lôi Âm Cổ, mỗi hiệp 12 hồi, mỗi hồi 12 vùi và đổ Ngọc Hoàng Sấm
có nhạc lễ .
Tiểu đàn, không đổ Ngọc Hoàng Sấm và Lôi Âm Cổ, duy kệ chuông mà thôi,
trước khi chuẩn bị hành lễ đổ chuông Nhứt 3 tiếng và kệ như sau :
1 - " Văn chung khẩu hướng huệ trưởng Càn
Khôn " . Ðổ một tiếng chuông .
2 - " Pháp giái chúng sanh đồng đăng bỉ
ngạn " . Ðổ một tiếng chuông .
3 - " Án dà ra đế dạ ta bà ha ".
Ðổ một tiếng chuông .
Khi
dứt 3 câu kệ lần thứ Nhứt, Tín đồ chú ý chuẩn bị nhập đàn hành lễ .
Tín đồ
nhập đàn đổ chuông Nhì 3 tiếng và kệ như sau :
1 - " Nhứt vi u ám tất dai văn ".
Ðổ một tiếng chuông .
2 - " Nhứt thiết chúng sanh thành chánh
giáo ". Ðổ một tiếng chuông .
3 - " Án dà ra đế dạ ta bà ha ".
Ðổ một tiếng chuông .
Khi
dứt ba câu kệ lần thứ Nhì, thì Tín đồ đồng xá và chân bước vào Bửu Ðiện, theo
quy luật Âm Dương như sau :
Chân
Trái là phép của Dương. Lúc vào Bửu Ðiện để gùy xuống lạy, nhớ di động chân
Trái trước và chân Phải tiếp theo .
Chân
Phải là phép của Âm : đến khi hành lễ chấm dứt thì đứng dậy bởi chân Phải trước
và khi di chuyển ra khỏi Bửu Ðiện cũng nơi chân Phải .
Sau
khi hành lễ viên mãn kệ 3 câu :
1
- " Ðàn tràng viên mãn, Chức sắc qui nguyên vĩnh mộc từ ân phong điền võ
thuận ". Ðổ một tiếng chuông .
2 -
" Thiên phong mãi chúng quốc thới dân an hồi hướng đàn đường tận thâu pháp
giái ". Ðổ một tiếng chuông .
3 -
" Án dà ra đế dạ ta bà ha ". Ðổ một tiếng chuông .
Khi
dứt ba câu kệ trên, tất cả Tín đồ chuẩn bị xá trước Thiên Bàn Ðức Chí Tôn hay
Thiên Bàn Ðức Phật Mẫu 3 xá, cùng lúc chuyển mình về hướng trái sau lưng để xá
1 xá Thiên bàn Hộ Pháp rồi toàn Ðạo bái ban bãi đàn .
Khi
bái ban toàn Ðạo, Nam vị trí Tả, Nữ vị trí Hữu, để nghe truyền giảng giáo lý
tại Chánh Ðiện, bởi truyền giảng ở đây là lời giáo lý chính ngôn, vì tại Bửu
Ðiện có quý Ðấng Thiêng Liêng chứng minh và phán xét .
Toàn Ðạo đặt mọi nguyện vọng và thực hiện đức hạnh
đều được quý Ðấng chứng kiến, bởi thế không lời nói nào và hành động nào đi
ngược dưới ánh sáng Từ Bi, Bác Ái, Công Bình của Thiêng Liêng và Tín Ðồ đặt
trên niền tin vì Ðạo .
Trước
khi nhập đàn Tín đồ đồng xá bái hạ, mừng vui tình Huynh, Ðệ, Tỷ, Muội hiện hữu
đời nầy, chung đồng về đây cầu nguyện vinh danh Ðức Chí Tôn cứu rỗi vạn vật và
muôn loài.
Sau
khi bãi đàn Tín đồ đồng xá bái biệt, cảm tạ sự thành tựu và nhận lãnh mọi hài
lòng nơi Ðức Chi Tôn ân tứ .
Nơi
nhà Ðạo hữu, trước khi chuẩn bị hành lễ Tứ thời thì đổ ba tiếng chuông, lúc
hành lễ viên mãn cũng đổ ba tiếng chuông là đủ, không kệ như tại Tòa Thánh hay
Thánh Thất .
( Ðể hiểu thêm xin đọc chương Ðại Ðàn Nghi Tiết )
Trai Giới:
Nhập
môn rồi phải tập trai giới, ban đầu phải giữ lục trai, lần đến thập trai, nếu
như trường trai càng tốt .
Lục
trai : Ăn chay ngày mồng 1,8,14,15,23 và 30. ( tháng thiếu ăn thêm ngày 29 ).
Thập
trai : Ăn chay ngày mồng 1,8,14,15,18,23,24,28,29 và 30 ( tháng thiếu ăn thêm
ngày 27) .
Vị nào
giữ được thập trai đỗ lên thì sau khi qui liễu, được Hội Thánh đến làm phép
xác, y như lời Ðức Chí Tôn đã tiên tri :
" Ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sấp lên, được thọ truyền bửu pháp
" .
Trai
giới [ ăn chay ] dùng hoắc lê và ngũ cốc, mục đích tạo ra môi trường tinh anh
cho nhục thể, để kết hợp phương tu luyện tánh, cho Chơn thần nhẹ nhàng thấm
nhuần cảnh trí thiên nhiên và trí tuệ sáng suốt tiếp nhận mọi thâm viễn trên
đường học Ðạo .
Tác
dụng ăn chay là để cho cơ thể tinh khiết, tiếp nhận mọi nguyên tố cần thiết
nuôi dưỡng và tăng trưởng bình thường, cơ thể bài tiết thông suốt và nhẹ nhàng,
không sinh ra bệnh hoạn nhiều như cơ thể ăn mặn từng tồn trữ sinh khí động vật
.
Ảnh
hưởng ăn mặn sẽ tồn trữ sinh khí động vật trong cơ thể và không bảo đảm vệ sinh
hoàn toàn, từ ấy sự nuôi dưỡng và tăng trưởng của tế bào bằng những chất tố có
nhiều khí trược, như vậy điển quang của con người trở nên bực bội và khó chịu .
Về ý
niệm ăn chay và mặn cùng đồng sự sống, nhưng khác tính thể bởi một tĩnh và một
động không dung hòa, đến khi gặp phải ngày chung cuộc rất khó cho sự xuất Chơn
Thần vì lẽ ấy mà người tu luyện tánh chọn ăn chay làm căn bản và họ chia ra làm
hai thực đơn :
1 -
Vật chất thực là hoắc lê, ngũ cốc tạo cho vị can tiêu hóa nhẹ nhàng, khi ăn vị
giác những món ấy được cảm nhận tinh khiết .
2 -
Huyền vi thực là thanh khí của không gian Trời đất, dùng thanh khí tạo cho
đường hô hấp trong sạch .
Nuôi
nhục thể bằng hai thực đơn Vật Chất Thực và Huyền Vi Thực đồng nhau liều lượng,
nhưng đến lúc nào đó người tu luyện tánh chỉ còn dùng Huyền Vi Thực mà có thể
sống được, đó là mục đích cứu cánh của người tu hành .
Hành
Lễ Thế Ðạo
Nghi
tiết cầu hồn khi hấp hối và sau khi quy liễu
Dầu nhằm giờ hành lễ [ Tứ Thời ] hay không
cũng phải thiết lễ THẦY trước. sau khi mãn lễ Ðạo hữu tịnh tâm khấn vái Thầy
đặng tụng Kinh Cầu Hồn cho Ðạo hữu trong khi hấp hối hay đã vừa quy liễu .
Vị
chứng đàn đến đứng trước đầu bịnh nhơn, nếu có Ðồng nhi thì sắp thành hàng hai
Nam tả, Nữ hữu, từ trên sắp xuống .
Vị
chứng Ðàn đứng giữa tịnh thần nghiêm trang và kêu người bịnh hấp hối, dầu dứt
hơi rồi cũng vậy, mà nói rằng :
" Tôi vâng lịnh Ðức Chí Tôn đến tụng kinh cho linh hồn Ðạo hữu nhẹ
nhàng siêu thăng tịnh độ, vậy Ðạo hữu phải tịnh Thần mà nghe và phải cầu nguyện
nơi Ðức Chí Tôn ban ơn lành cho " .
Kế
tụng Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối ( 3 lần ), khi dứt phải cúi đầu và niệm câu chú
của Thầy ( 3 lần ) .
Còn
như bịnh nhơn vừa dứt hơi thì tụng Kinh Ðã Chết Rồi ( 3 lần ) .
Tẩn
Liệm :
Cách
thể nghi tiết làm cũng như cầu hồn vậy, nghĩa là phải cúng THẦY trước, rồi đến
chỗ người chết nằm, tụng kinh tẩn liệm [ 3 lần ], Tụng rồi thì tang chủ lạy
Vong linh nghĩa là lạy xác rồi mới tẩn liệm .
Cầu Siêu:
Ðương
lúc làm phép xác phải tụng bài kinh nầy .
"
Ðầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ "
"
A Di Ðà Phật độ chúng dân v.v... "
Kế
đến tụng tiếp bài Kinh Khi Ðã Chết Rồi .
"
Ba mươi sáu cõi Thiên Tào "
"
Nhập trong Bát Quái mới vào Ngọc Hư " .
Tụng
như vậy ba lần, mỗi lần dứt phải cúi đầu. Sau cùng phải niệm câu chú của Thầy (
3 lần ) .
Tụng
tiếp : Di Lạc Chơn Kinh .
" Khai kinh kệ, Vô thượng thậm thâm vi
diệu pháp " .
Những
nhà ở xa Thánh Thất, không thể đến làm phép xác được, thì sau khi tẩn liệm, lập
một bàn thờ Vong trước linh cửu, rồi vị chứng Ðàn cầu nguyện Thầy [3], đặng
thỉnh Vong đến trước Ðiện tiền 4 và cũng tụng như trên .
3 -
Lên nhan đèn nhưng không đọc kinh Tứ Thời. Vị chứng Ðàn phải là Chức sắc Thiên
phong, hay là Chức việc Chánh, Phó Trị Sự hoặc Thông Sự, phải có hai vị Chức
sắc hay là Chức việc nhỏ hơn vị chứng Ðàn cầm 2 cây đèn cầy đứng hai bên, để
soi sáng cho vong linh .
4 -
Nơi Ðiện tiền, sau vị chứng Ðàn phải để 1 khoản trống cho Vong linh quì cúng
Thầy và nghe tụng kinh .
Thành
Phục :
Cúng
Thầy trước có thượng sớ, rồi cúng Thành phục làm theo lễ Nho, cúng Triêu Tịch
cũng làm lễ ( Nho ) .
5 -
Gia quyến phân phối tang phục .
Ðưa Linh Cữu:
Cúng
THẦY trước, rồi làm lễ cáo Từ Tổ, sau khi làm lễ cáo Từ Tổ thì tụng tiếp Kinh
Cầu Tổ Phụ (3 lần) và tụng Kinh Cứu Khổ ( 3 lần ), khi dứt Kinh thì niệm câu
chú của THẦY (3 lần ). Rồi hành lễ Khiển Ðiện theo Nho Giáo .
Ðến
lúc cho Ðạo tỳ nhập bái quan. Chuẩn bị khởi hành Ðồng nhi tụng liên tục Kinh
Ðưa Linh Cữu ra tới huyệt .
Khi
di chuyển Linh Cữu ra ngoài đàng thì sắp đặt theo hàng dọc thẳng như sau :
1 .
Vong linh từ Tín đồ đến Lễ sanh thì cây phướn của Thượng Sanh đi trước .
Vong
linh từ Chức sắc Giáo hữu trở lên thì cây phướn của Thượng Phẩm đi trước .
(Hai cây
phướn Thượng Sanh và Thượng Phẩm, thế cho tấm triệu ) .
2 -
Bàn thờ Vong .
3 -
Ðồng nhi đi hai hàng ( Nam tả, Nữ hữu ) .
4 - Linh cữu .
5 - Tang chủ đi sau linh cữu
.
6 - Nữ phái
7 - Nam phái chót hết .
6 - Giảm bớt cách tập đi đảo
hàng và lộng vòng móc mối, mà chỉ sắp hàng đôi ở ngoài đi vô cho có hàng ngũ. Khi
vào bái quan rồi, lạy bốn lạy như thường là đủ .
Hạ Huyệt:
Khi
đến tới huyệt thì vị chứng đàn và đồng nhi đứng trước đầu huyệt tụng kinh Hạ
huyệt (3 hiệp), mỗi hiệp cúi đầu, mãn hiệp thứ 3 tụng tiếp ba biến Vãng Sanh
Thần Chú. Khi dứt thì niệm câu chú của THẦY (3 lần) .
Làm Tuần Cửu:
Từ
Nhứt Cửu tới Cửu Cửu, đều phải hành lễ THẦY trước (cúng Tiểu Ðàn) có dâng Tam
Bửu và thượng sớ, nhưng không có lễ nhạc .
Khi
cúng Thầy rồi, thỉnh linh vị đến trước Ðiện tiền, tụng bài kinh Khai Cửu, rồi
tiếp tụng kinh Nhứt Cửu hoặc Nhị Cửu (tụng như vậy cho đủ 3 hiệp) .
Ðến
khi dứt thì niệm câu chú của Thầy (3 lạy. Mỗi lạy 4 gật x 3 = 12).
Mỗi
tuần cửu phải tụng Di Lạc Chơn Kinh nơi trước Bửu Ðiện.
Khi
dứt hiệp thì niệm danh mỗi vị Phật và lạy một lạy .
Cuối
cùng niệm câu chú của THẦY: Nam Mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát. ( 3
lạy. Mỗi lạy 4 gật x 3 lạy = 12 gật ) .
Tụng
nhiều chừng nào tốt chừng ấy, mỗi hiệp tụng từ 3 Tín đồ đến 6 Tín đồ cho đồng
nhịp .
Tiểu
Tường
(
200 ngày )
Ðếm
đủ 200 ngày, kể từ ngày làm tuần Cữu Cữu rồi mới đến làm lễ Tiểu Tường .
Cách
thể nghi tiết thì cũng làm y như tuần Cửu Cửu vậy nghĩa là cúng Tiểu Ðàn có
dâng Tam Bửu và Thượng sớ, rồi thỉnh linh vị đến trước Ðiện tiền tụng kinh Khai
Tiểu Tường kế tiếp tụng kinh Tiểu Tường ( tụng như vậy cho đủ 3 hiệp ) . Ðến
khi dứt thì niệm câu chú của Thầy ( 3 lạy, mỗi lạy 4 gật = 12 gật ) .
Cúng
thờ vong thì nơi nhà tiền vãng, làm lễ lớn hay nhỏ tùy sức tang chủ và phải hội
ý trước với Lễ Viện .
Ðại
Tường
(
300 ngày )
Ðếm
đủ 300 ngày, kể từ ngày làm Tiểu Tường rồi mới đến làm lễ Ðại Tường .
Phương thức nghi lễ cũng như Tiểu Tường, nhưng trước hết phải tụng kinh
Khai Ðại Tường rồi tiếp tụng Kinh Ðại Tường ( tụng như vậy cho đủ 3 hiệp ), đến
khi dứt thì niệm câu chú của Thầy. ( 3 lạy, mỗi lạy 4 gật = 12 gật ) .
Tiếp
theo tụng Di Lạc Chơn Kinh .
Ðại
Tường mãn tang lễ Trừ phục, cúng vong theo lễ Nho .
7 - Hủy tang phục .
Cầu
Hồn & Cầu Siêu
(Cho
Người Chưa Nhập Môn Cầu Ðạo)
Những
người chưa nhập môn cầu Ðạo, chẳng luận giàu sang hay nghèo hèn, già, trẻ hay
bé. Ðã nhập môn rồi nhưng bị sa ngã bỏ Ðạo, mà đến giờ chót của người, biết hồi
tâm tin tưởng Ðức Chí Tôn. Hay là người chết rồi mà thân tộc người tin tưởng
Ðức Chí Tôn, đến rước Cầu hồn và cầu siêu thì Ðạo Hữu nên thi ân giúp đỡ linh
hồn ấy siêu thoát .
Ấy
là một điều làm phước đức độ linh hồn con cái của Ðức Chí Tôn y theo Chơn
truyền Tận Ðộ .
Về
phương cách thể hành Ðạo thì Chức sắc và Chức việc phải làm y như vầy :
1 -
Cầu siêu, nếu gần Thánh Thất thì cầu siêu nơi Thánh Thất .
2 -
Nếu ở xa Thánh Thất thì thiết lễ cầu siêu nơi nhà Chức sắc hoặc Chức việc gần
nơi cư ngụ .
3 -
Nếu người trong thân Tộc chịu nhập môn cầu Ðạo thì thuận tiện cho Chức việc,
đến Thượng Tượng và thiết lễ tang sự cùng lúc .
4 -
Về việc cầu hồn làm tại nhà tang chủ, duy tụng bài Kinh Cầu Hồn .
"
Ðầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ "
"
A Di Ðà Phật độ chúng dân .v.v... "
Tối
lại cả Ðạo hữu và gia quyến của người lâm chung phải thành tâm tụng Di Lạc Chơn
Kinh cho tới ngày di Linh cữu .
Ðiều trọng
yếu hơn hết là tất cả Tang môn phải giữ trai giới trong mấy ngày khi Linh cữu
còn tại tiền, thì mới làm bạt tiến cho linh hồn giải thoát đặng .
KINH
THIÊN ÐO
Nhựt
Tụng & Tứ Thời
NIM HƯƠNG [8]
( Giọng Nam Ai)
Ðạo
gốc bởi lòng thành tín hiệp , [10]
Lòng
nương nhan khói tiếp truyền ra .
Mùi
hương lư ngọc bay xa,
Kỉnh
thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng .[11]
Xin
Thần Thánh ruỗi giong cỡi hạc ,
Xuống
phàm trần vội gác xe Tiên .
Ngày
nay Ðệ Tử khẩn nguyền ,
Chín
từng Trời Ðất thông truyền chứng tri .
Lòng
sở vọng gắng ghi đảo cáo ,
Nhờ
ơn trên bố báo phước lành .
Niệm
: Nam mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma
Ha Tát .
- 3
lạy : (Mỗi lạy 4 gật X 3 lạy = 12 gật, mỗi lạy niệm : Nam mô Cao Ðài Tiên Ông
Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát) .
- Bài
Kinh Nhiệm Hương do Ðức Nam Cực Chưởng Giáo Giáng cơ ban truyền .
Cầu
nguyện giọng buồn.
[10] -
Cách thức nhịp Phách khi hành lễ: Khởi đầu cho một nhịp tiết phách và theo
giọng từng khúc âm song thất lục bát của bài kinh ( Nam Ai, Nam Xuân ), mỗi
nhịp tiết phách cách nhau một chữ (từ) như sau:
-
Cách thức nhiệp hai của Phách: (Ðạo) nhịp, (Gốc) không nhịp, (Bởi) nhịp, (Lòng)
không nhịp, (Thành) nhịp, (Tín) không
nhịp, (Hiệp) nhịp.
[11]
Những hàng chữ nét đậm và xiên, là để điểm nhịp chuông cho Toàn Ðạo biết hành
lễ đồng lúc, như lạy và gật đầu .
Chú
Niệm 1 :
"
Ðạo gốc bởi lòng thành tín hiệp " .
Thánh Ngôn Dạy Ðạo :
"
Có hiệp đem đường nẻo mới thông ,
Phân
chia cội Ðạo uổng vun trồng .
Quanh
đường chớ cậy chơn kỳ ký ,
Ngược
gió tài chi sức Hộc Hồng .
Bể
khổ mênh mông lo giải khổ ,
Nền
công nghiêng ngửa gắn nên công .
Phong
ba dầu được dìu ra khỏi ,
Nhớ
bởi chung nhau kết dải đồng " .
Dẫn
Giải : Ðạo gốc là nguồn cội lớn, Thượng Ðế hữu sinh thời hồng hoang và Ðạo hình
thành ở điểm vô vi tuyệt đối, từ đó vạn vật muôn loài đồng hóa sinh do duy thể
.
Ðạo
khởi mọi sự sống cho muôn loài đồng hiệp và phát sinh thương yêu. Nay quý Ðấng
trao cho loài người một sứ mạng "
Lòng thành tín hiệp " để Ðạo gốc phát triển tự hữu và Ðức Chí Tôn : " Mừng vui cho nhơn sanh nay gặp Ðạo
Cao Ðài ". NGƯỜI khuyến nhân loại hãy năng cứu Thế để lập Thánh Thể
Ðạo .
Trang
kinh Thiên Ðạo khởi đầu ngôn ngữ "
Ðạo gốc bởi lòng thành Tín hiệp ", là vấn đề được đặt ra rất tối quan
trọng cho loài người, bởi câu kinh trong vắt và thanh cao. Ðồng ngụ ý người Tín
đồ khi đã hiểu được ngôn ngữ nầy như tự giải thoát và đã nắm lấy được nền tảng
vững chắt trên đường tu học Ðạo .
Ðã
bao kỳ khai đạo, chưa có kinh kệ nào mở đầu bởi câu " Ðạo gốc ", duy
chỉ có Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ xác định vị trí Ðại Ðạo .
Tôn giáo nào cũng có nhiều phương pháp tu luyện,
riêng Ðạo Cao ài chỉ về điểm tụ của nguồn cội Ðạo gốc và trực tiếp hướng dẫn
nhơn sanh thực hiện những yếu tố thành Ðạo, để tận hưởng thiện mỹ như :
-
Kiến Ðắc : Chân lý, siêu nhiên .
-
Tiếng Ðạo : Nhận diện, Chứng nghiệm .
- Tâm
Ðức : Trí tuệ, Luân lý .
- Tìm
Pháp : Tri thức, Môi trường .
-
Công Phu : Thiên lực, Tự lực. Thế lực, Tha lực .
Những
yếu tố trên cho sự giác ngộ, để vẫy chào khoảnh khắc ngắn ngủi cuộc đời, như
một kiếp tu độ nhứt thời, từ đó lòng tin cảm thấy hiển nhiên sự gần gũi ngày
mai phúc lạc .
Từ
trước đến nay trong Phật giáo có tất cả là 55 vị Ðại Bồ Tát đều giảng về chữ
Tín, lời giảng ấy nay còn ghi lại trong bộ Hoa Nghiêm Kinh, như chương thứ nhứt
có câu : " Tín vi đạo nguyên công
đức mẫu " ( Tín là nguyên uyên của Ðạo Mẹ, của tất cả mọi công đức ) .
Thiên
Chúa Giáo cũng có trên 50 vị Thánh truyền giảng về mục đích chữ Tín và ngày nay
Tín của Ðạo Cao Ðài do Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giảng rằng :
" Ta hãy thư thái đặt Tín vào
lòng, bởi Tín đến từ đệ nhứt tằng, siêu việt, không như ta nghĩ là mê tín, Tín
phải là sự tin của xác thực, chân chính đối với Thiêng Liêng và nhân loại, bởi
nên tu nhiều đạt ít nguyên do tại lòng không Tín " .
Tín ở
nhân sinh vốn từ Ðấng Tối Thượng bao dung, đã ân tứ và hằng truyền thương yêu
đến khắp cùng tận mặt sống, ba kỳ nhập thế đều hóa độ nhơn sanh trên căn bản
Tín, Tín là một yếu mục được Ðại Ðạo tổng hợp thành nguyên lý cứu rỗi, Tín vi
diệu vô tận khi mọi đồng thuận hóa thành Chân Pháp, như ta đã tiếp nhận một lần
Từ Bi vô lượng và Bác Ái vô hạn .
Chú
Niệm 2 :
"
Lòng nương nhan khói tiếp truyền ra ,
Mùi
hương lư ngọc bay xa ".
Thánh
Ngôn Dạy Ðạo :
" Trau tria nét Ðạo
nực mùi hương ,
Rừng Thiền ngàn dậm Trời
soi bước ".
Dẫn
giải : Người tu về nguồn cội Ðạo gốc, bởi đã trải qua những căn mình phụng sự
Ðạo vì tha nhân, thì Tâm hương tự mở thăng hóa diệu vợi, bởi thế người tu cần
đem lòng hương để thi hành nguyện vọng và đổi lấy thân hầu ra khỏi trầm luân .
Người tu lấy Bát Nhã để gạn đục khơi trong cho chính mình và đem hết Tâm
hương gửi vào lư ngọc, những miền vui an lành được truyền đến mọi nơi, đó là sự
tự đạt thành phương cứu rỗi .
Người
Ðạo nực mùi hương ra tay tế độ đồng sinh và cùng nhau chia tay trầm luân bể
khổ, để đến " Rừng Thiền nô nức loán
mùi hương " do Trời soi bước, là tu một kiếp được độ nhứt thời thành
Lư Ngọc ( Linh Quang ).
Mùi
hương nhan tự hóa tính thiền trong ấy và tùy theo sự tiếp nhận của từng người,
mùi hương dẫn đến rừng thiền khôn xa lắm, dù cho xa ngàn dậm cũng có Trời soi
bước, Trời không bỏ ai nhưng phải sửa mình để đón Ðạo, nơi Thánh Ðịa có nhiều
người thành Ðạo và chuẩn bị thành Ðạo, mới gọi là Rừng thiền .
Cửa
thiền trong Ðạo gốc là một vấn đề công phu hằng cửu, thường chú ý đến bao kiếp
sống và theo năm tháng tu hành cực khổ .
Không
vì một khái niệm đơn sơ về thiền như nhiều chi phái thường lầm lẫn mà hành sai
đáng thương cho một kiếp người. Chi phái cứ tưởng rằng ngồi xếp bằng không nói
và lấy sự trầm ngâm tư tưởng gọi là thiền, lại có người thích lấy danh Ðạo để
giảng sai về thiền như " minh tâm kiến tánh " là thiền, cái vốn ấy là một sự kiện thành quả tệ hại nhứt, trở
thành nghiêm trọng cho bản thân do thiền ma thôi thúc, Trung Hoa đời Tống có
Ðức Ðại Huệ thiền sư gọi đó là " Mặc chiếu Tà thiền " .
Luận
cho cùng, đi vào thiền là phải có Tam lập [ Lập Ðức, Lập ngôn và Lập công ]
ngoài ra còn phải thông Kinh, Giáo lý và hành đạo, cùng lúc phối hợp môi trường
sức khẻo và có trình độ hiểu thấu mật ngữ trong kinh Thiên Ðạo và Thế Ðạo .
Một
điểm thứ hai trong nền Ðạo Cao Ðài nói đến [ Tịnh ] là sự khiêm tốn, khi Tịnh
theo nguyên lý Âm Dương rất phù hợp với tiến hóa và khoa học .
Chú Niệm 3 :
"
Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng ,
Xin
Thần, Thánh ruỗi giong cỡi hạc ".
Thánh Ngôn Dạy Ðạo :
"
Mở rộng đường mây rước khách trần ,
Bao
nhiêu tình gợi nhắn nguyên nhân .
Biển
mê cầu ngọc liên phàm tục,
Cõi
thọ sông ngân tiếp đảnh tần .
Chuyển
nổi Càn Khôn xây Vũ trụ ,
Nhẹ
nâng Nhựt Nguyệt chiếu Ðài vân .
Cầm
gươm huệ chặt tiêu oan trái ,
Dìu
độ quần sanh diệt qủa nhân " .
Dẫn
giải : Cõi siêu thoát ở đời nầy đều trên thành tố ngôi sinh của mọi vật thể mà
ra và được phơi bày hoàn chỉnh bởi sự thật .
Ðức
tin làm nên mọi việc thiện như: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Ðức, Dũng, bởi thế người
tu cần phải có chân tâm và tư duy tốt để chuyển vận thành ý hợp với lời cầu
nguyện. Thánh Thần tiếp nhận được vì lòng thành cao quý mới cỡi hạc đến với ta
rất nhanh và đường mây rộng mở để rước khách trần về căn nhà Ðại Ðạo .
Chú Niệm 4 :
"
Xuống phàm trần vội gác xe Tiên ,
Ngày
nay Ðệ Tử khẩn nguyền " .
Thánh Ngôn Dạy Ðạo :
"
Cõi thế tìm nơi đạo đức vào ,
Lòng
thành Thần Thánh chứng công lao .
Nhân
sanh thấy khổ đưa tay cứu ,
Chẳng
mất phần sau địa vị cao " .
Dẫn
giải : Quý Ðấng Thiêng Liêng mỗi khi hạ giới bằng phương tiện xe Tiên ( Hạc kéo
xe ) để di chuyển nhanh, khi Ðệ tử cầu nguyện xin hồng ân thì có quý Ðấng đến
để vỗ về và giúp đở khi cần kíp .
Ðối
với Ðệ tử mới khởi đầu niềm tin cần đến tha lực của quý Ðấng, những lúc nầy chỉ
có xe Tiên mới di chuyển nhanh chóng .
Khi Ðệ tử đã thăng hoa đủ niềm tin và có khả
năng để bước vào môi trường tự lực, quý Ðấng mới an lòng, chim Hạc cũng vui
mừng bởi sức mình được trưng dụng vào mọi sự hữu ích cho nhơn sanh .
Tha
lực và Tự lực là hai pháp môn tu như nhau, nhưng tùy nguyên căn của mỗi nhơn
sanh .
Quý
Ðấng xuống phàm trần không bỏ một nguyên nhân nào, thấy cõi thế khốn cùng thì
cứu rỗi, địa vị của mỗi Ðệ tử cao quí hay thấp hèn là do nơi bồi đắp công
nghiệp Ðạo đức mà thành .
Chú
Niệm 5 :
"
Chín từng Trời đất thông truyền chứng tri ,
Lòng
sở vọng gắng ghi đảo cáo ".
Thánh Giáo Dạy Ðạo :
"
Gìn giữ về sau mối Ðạo mầu ,
Nương
theo bước trước gắng tìm châu .
Thuyền
chờ bến tục buồm trương sẵn ,
Ðưa
đến nguồn trong rửa bợn sầu ."
Dẫn
giải : Cửu Thiên Khai Hóa. Trời cao có chín tầng, được gọi là Cửu trùng, Cửu
thiên, Cửu tiêu hay Cửu giai .
Chín
tầng Trời được phối hợp điều hòa như sau :
- 3 tầng Thánh cho 3 phẩm, ( Thiên Thánh, Ðịa
Thánh và Nhơn Thánh ) .
- 3
tầng Thần cho 3 phẩm, ( Thiên Thần, Ðịa Thần và Nhơn Thần ) .
- 3
tầng Tiên cho 3 phẩm, ( Thiên Tiên, Ðịa Tiên và Nhơn Tiên ) .
Ngoài ra còn có tầng thứ 10 và 11 là của quý Chư Phật, nên có sách viết " Chín phương Trời, mười phương Phật
" . Riêng tầng thứ 12 là Ngôi
Thượng Ðế .
Ðức Chí Tôn dạy rằng :
" Thập Nhị Khai Thiên là Thầy,
Chúa Càn Khôn Thế Giái " . Ðức Chí
Tôn là Giáo chủ của Thập Nhị Khai Thiên, con số 12 là số riêng của Thầy .
" Thông truyền chiếu tri ". Chiếu chỉ của
Trời đã loan truyền khắp cùng và nhân loại thấu suốt sự soi rọi vi diệu của
Trời, khi lời khẩn nguyện điều lành thì trên chín tầng Trời có quý Ðấng Thiêng
Liêng đồng chứng giám .Siêu việt nào bằng Trời và Nhân loại cùng cảm nhận bởi mối
liên quan thân thương, mật thiết qua giá trị từ thông công mặc khải .
" Lòng sở vọng " là lời thành
kính phát khởi từ trạng thái thanh tịnh, như thể ra ngoài siêu ngã để đến với " Thiên Nhơn hiệp Nhứt ", sự
chứng chiếu nầy rất trọng đại bởi do chính mình tạo thành " Lòng sở vọng " .
Chú Niệm 6 :
"
Nhờ ơn trên phổ báo phước lành "
Thánh
Ngôn Dạy Ðạo :
"
Gắng sức trau giồi một chữ tâm ,
Ðạo
đời muôn việc khỏi sai lầm .
Tâm
thành ắt đạt đường tu vững ,
Tâm
chánh mới mong mối Ðạo cầm .
Tâm ái nhơn sanh an bốn biển ,
Tâm
hòa thiên hạ trị muôn năm .
Ðường
tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn ,
Có
buổi hoài công bước Ðạo tầm " .
Dẫn
giải: Gieo giống lành thì hái qủa lành, hay ngược lại.
Như
thuyết [ Nhân quả ] của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Phật Giáo, Thiên Chúa và Hồi
Giáo v.v...
Nghiệp họa, phước duyên không cửa bởi duy người tạo ra và luật vay trả
thiện ác rất công bình .
Người Ðạo nhờ Thiêng Liêng phổ biến từng khắc phước lành, để nhắc nhở và
kiềm chế những sa ngã, bởi người trọn lành thấu suốt luật và sợ luật Nhân quả,
Cảm ứng, Báo ứng và Luân hồi .
(Tác
dụng Niệm Hương, để lòng thành thanh tịnh, hướng về Ðấng vi diệu và chuẩn bị
tiếp nhận Pháp Ðạo ).
KHAI KINH
( Giọng Nam Ai ) [12]
Biển Trần khổ vơi vơi Trời nước ,
Ánh Thái Dương giọi trước
Phương Ðông .
Tổ Sư Thái Thượng Ðức Ông
,
Ra tay dẫn độ dày công
giúp Ðời .
Trong Tam Giáo có lời
khuyên dạy ,
Gốc bởi lòng làm phải
làm lành .
Trung Dung Khổng Thánh
chỉ rành ,
Từ Bi Phật dặn: lòng
thành lòng nhơn .
Phép Tiên Ðạo tu chơn
dưỡng tánh ,
Một cội sanh ba nhánh in
nhau .
Làm người rõ thấu lý sâu ,
Sửa lòng trong sạch tụng
cầu Thánh Kinh .
( Gật đầu )
[12]
Bài Khai Kinh do Ðức Lữ Tổ giáng cơ ban truyền .
Chú niệm 1 :
"
Biển trần khổ vơi vơi Trời nước ,
Ánh
Thái Dương giọi trước Phương Ðông " .
Thánh
Ngôn Dạy Ðạo :
"
Biển khổ muốn chia khách lạc đường ,
Gặp
được nẻo ngay đời có mấy ? .
Thìn
lòng khối ngọc tạo nên gương ".
Dẫn giải: Biển trần khổ bởi cuộc sống
như thủy triều tiếp nối dồn dập, tạo ra mọi biến động khổ ải cho muôn loài, bởi
thế quý Ðấng từ ngôi cao Thiêng Liêng thấu hiểu cảnh thống khổ của nhân loại,
nên đến cùng nhơn sanh mà gánh khổ cho thiên hạ, đồng tìm phương thức cứu rỗi
trên mọi mặt sống. Quý Ðấng lấy sự đời để thắng khổ và làm phương sách hủy diệt
mê muội hầu cho Ðời vơi nhẹ nổi trầm thống .
Nhân
loại đã trải qua muôn kiếp, nhưng vẫn đứng trước biển trần mù mịt, để rồi rơi
vào không gian bất định hướng vì bàn môn tả đạo đánh cắp niềm tin, không còn ý
chí để tự mình tìm phương cứu cánh và họ lười biếng không chịu tiếp nhận hồn
linh, bởi họ ưa bối cảnh nay vay mốt trả. Dầu quý Ðấng đã nhiều lần đổ hồi
chuông, giục thúc trống gọi mời nhân loại và báo động thức tĩnh phá mê .
Người
ngộ Ðạo chỉ cần thắng khổ, cho tâm hồn lắng động và nhận diện biển trần qua trí
tuệ, mượn pháp đức của Ðấng Thiêng Liêng mà soi rọi cho chính mình, lấy tín
ngưỡng rung động cảm ứng và thể hiện học hạnh như người tu cằm đèn chân lý vào
cõi Ðạo hoằng khai .
Chú niệm 2 :
"
Tổ Sư Thái Thượng Ðức Ông ,
Ra
tay dẫn độ, dày công giúp Ðời " .
Thánh Ngôn Dạy Ðạo :
"
Màn Trời đã vẹt ngút mây trương ,
Bước
tới Ðài hoa thấy tỏ tường .
Ngọc
sáng non Côn đà gặp nẻo ,
Lối
mòn động Bích chớ lầm đường .
Chánh
tà đôi nẻo tua tầm chước ,
Hư
thiệt muôn phần gắng định phương .
Mê
tĩnh chuông khua phân biệt tiếng ,
Rừng
Thiền nô nức loán mùi hương " .
Dẫn
giải : Ðấng " Tổ Sư Thái Thượng Ðức
Ông " là căn nguyên thủy của loài người, khi NGƯỜI sinh ra tay chỉ
Trời gọi là Cha, tay chỉ Ðất gọi là Mẹ và tay chỉ Người gọi là thiên hạ, NGƯỜI
sáng lập trần gian, bởi thế chúng sanh có tính (Nhất Âm và Nhất Dương ) hòa hợp
tạo thành tế bào nhỏ của Trời Ðất .
Loài
người sinh hóa luôn tồn bởi Trời sắc thái Huyền là Dương, Ðất sắc thái Hồng là
Âm, Âm Dương phối hợp muôn loài sinh hóa. Ðức Thái Thượng là giáo chủ của muôn
loài vì Ngài sinh ra trước nhứt rồi mới đến vạn vật muôn loài và chúng sanh .
Ðức
Thái Thượng chính là hóa thân của Ðức Thượng Ðế mới có đủ quyền năng lập thế
gian, NGƯỜI là Ðấng cao cả huyền diệu sinh hóa vô tận, vô lượng, Ðấng phụng sự
và cai quản tất cả muôn loài không mệt mỏi, Người mở ra pháp luân phổ độ Nhứt
Khí Hóa Thanh Thanh như :
1 -
Tiên Thiên Khai Hóa (Ðấng hóa sinh ) .
2 -
Tiên Thiên Chánh Nhứt ( Ðấng duy thể ) .
3 -
Khai Nguyên Ðại Ðạo ( Ðấng khai Ðạo ) .
4 -
Chưởng Giáo Thiên Tôn (Ðấng quyền năng ) .
5 -
Bàn Cổ Thuần Dương Lập Thế ( Ðấng lập thế ) .
6 -
Chân Kim Tinh Khai Nguyên ( Ðấng sự sống ) .
Từ đó
luật tắc Ðạo Trời mở ra đến nay là kỳ ba, Ðạo Trời đón nhận tất cả không bỏ một
muôn loài nào, Ðại Ðạo là cửa Trời thênh thang có đèn Ngọc soi sáng, dù ở nẻo
nhỏ lối mòn chật hẹp cũng có đèn Bích dẫn đường chân lý độ rỗi. Tà được xá tội,
Nhân loại được ân tứ cùng đua nhau chen bước vào cội vị. Ngày nay nhân loại đạt
vị nhiều và hơn nhau do sự định tĩnh bát nhã để hướng tới rừng thiền ( Ðền
Thánh ), và nay Ðại Ðạo tỏa khắp như hương, nhân loại tiếp nhận tin mừng cứu
rỗi nhiều hơn trước .
Chú niệm 3 :
"
Trong Tam Giáo có lời khuyên dạy ,
Gốc
bởi lòng làm phải làm lành " .
Thánh Ngôn Dạy Ðạo :
"
Phải giữ chơn linh đặng trọn lành ,
Ngọc
Hư toàn ngự đấng tinh anh .
Luật
điều Cổ Phật không chừa tội ,
Hình
phạt Chí Tôn chẳng vị tình .
Chánh
trực khinh oai loài giả dối ,
Công
bình vừa sức kẻ chơn thành .
Mũi
kim chẳng lọt xưa nay hẳn ,
Biết
sợ xin khuyên cẩn thận mình " .
Dẫn
giải : Ở trần gian nầy có ba Tôn giáo lớn đồng khuyến tu cùng một mục đích độ
rỗi vì chúng sanh như Nho, Thích và Ðạo, nhưng khác nhau trên hình thể xây dựng
Ðức tin, ba Tôn giáo trên được xuất phát từ Ðạo Gốc, truyền giáo theo thời gian
và đặc thù sinh hóa của nhân loại, lấy cấu trúc nguyên thủy sinh hóa đặt vào
lòng người và lẽ Ðạo để đạt đến mục tiêu cứu cánh và giải thoát .
Người
Ðạo phải nắm vững luật tắc Thiên Ðạo và Tâm pháp để định hướng thấu triệt chân
lý Ðại Ðạo cho chính mình như :
Thiên Ðạo .
- Nho
giáo : Chấp trung quán nhứt .
-
Thích giáo : Báo trung qui nhứt .
- Ðạo
giáo : Thủ trung đắc nhứt .
Tâm Pháp .
- Nho
giáo : Tồn tâm dưỡng tánh .
-
Thích giáo : Minh tâm kiến tánh .
- Ðạo
giáo : Tu tâm luyện tánh .
Người tu phải cưu mang sửa tánh đeo đuổi việc lành, lẽ Ðạo hằng ngày. Ta
hãy xem phương tiện cuộc đời để tăng tốc trí tuệ kiếp sinh thanh cao và biết
thương yêu tha nhân cùng tôn kính mọi mặt sống đồng qui .
Ðức Chí Tôn
luôn luôn nhắc nhở chúng sanh phải giữ Chơn linh trọn lành, bởi nơi đó có Ngọc
Hư Linh ngự trị nên phải trong sáng tinh anh. Quý Ðấng đã hướng dẫn nẻo Chánh
đức hạnh và chỉ rõ đường Tà nên tránh, nhưng con người cứ mãi để ý lầm lỗi, bởi
thế luật Trời cứ mãi phán xét, cho nên Ðức
Chí Tôn dạy rằng :
"
Biết sợ xin nguyện cẩn thận mình " .
Chú niệm 4 :
"
Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành ,
Từ
Bi Phật dặn: lòng thành lòng nhơn " .
Thánh
Ngôn Dạy Ðạo :
"
Cần lo học Ðạo chí đừng lơi ,
Phú
quí sương tan lố bóng Trời .
Lợi
lộc xôn xao rồi một kiếp ,
Nghĩa
nhơn tích trữ để muôn đời .
Làm
lành sau cũng lành vay trả ,
Chác
dữ âu hay dữ vốn lời .
Mấy
kẻ xét mình tâm tự cải ,
Thân
danh bể khổ mặc buông trôi ".
Dẫn
giải : Nho giáo của Ðức Khổng Tử có hai thiên kinh sách :
1 - Tứ Thư : Trung Dung, Ðại Học, Luận Ngữ,
Mạnh Tử .
2 -
Ngũ Kinh : Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu .
Riêng
bộ Kinh Nhạc bị nhà Tần đốt và thất lạc, sau đó sưu tầm được nhưng chỉ còn một
chương Nhạc Ký, bởi thế chương Nhạc Ký trở thành phụ bản trong bộ Kinh Lễ .
Sách
Trung Dung do ngài Tử Tư viết ra từ tư tưởng Ðức Khổng Tử, Ngài Tử Tư nguyên là
cháu nội của Ðức Khổng Tử .
Sách
Trung Thu xây dựng nền tảng Tâm pháp theo hình thể linh động, giữ vững mối liên
quan con người và liên hợp mọi chiều sống thứ tự, Sách Trung Dung dạy phụng sự
tha nhân và biết mình biết người .
Ðạo
Nho còn gọi là Ðạo Trung Thứ, tại lòng phát xuất lẽ phải, như túi lương tâm
chính đại và quang minh ấy là Thánh tánh .
Ðạo
Phật mục đích Từ Bi hỉ xả, phụng sự tứ nghiệp [ Sinh, Lão, Bệnh, Tử ] .
Ðạo
Nho mục đích Tam Cang và Tứ Tâm : Hảo Tâm, Hiếu Tâm, Thiên Tâm và Ðạo Tâm
.
Ðạo
Thiên Chúa mục đích Bác Ái, yêu thương và phụng sự tha nhân .
Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Qui nguyên Tam Giáo mục đích Từ Bi hỉ xả, Bác Ái tha nhân và
Công Bình hạnh phúc .
Ðại
Ðạo khuyến tu, con người lấy tâm đón tiếp thương yêu, xoa dịu những bất hạnh
thống khổ và chú trọng Tam Bửu [ Tinh, Khí, Thần ] để làm sinh lực nuôi nấng
cuộc đời .
Chú niệm 5 :
"
Phép Tiên Ðạo tu chơn dưỡng tánh ,
Một
cội sanh ba nhánh in nhau " .
Thánh Ngôn Dạy Ðạo :
"
Thiền quang nhặt thúc khuất màu xuân ,
Trở
bước quanh co rán liệu chừng .
Hứng
giọt Ma Ha lau tục lụy ,
Ngừa
Thuyền Bát Nhã thoát mê tân .
Trau
tâm hiệp sức vun nền Thánh ,
Dưỡng
tánh chờ khi sạch bợn trần .
Phước
gặp Tam Kỳ Trời cứu độ ,
Gắng
tu kịp buổi lướt Ðài Vân " .
Dẫn
giải : Ðạo Tiên khuyến tu chơn dưỡng tánh và bồi bổ vào mạch sống cho tánh được
tinh khiết, để đạt đến thuần Tiên tu luyện Tinh, Khí, Thần .
Như
Thiên Chúa dùng diệu pháp dâng lễ mỗi ngày lên Ðấng CHA lành .
Người
dưỡng tánh do biết dự trữ và đổ đầy việc tốt vào kho, những phương tu dưỡng
tánh và luyện thân đều phát xuất từ một cội Ðạo mà ra, Tôn giáo lớn nhỏ tín đồ
nhiều hay ít là do thời gian phù hợp cho xã hội nhằm giáo hóa điều thiện thắng
ác và cứu rỗi kẻ bần cùng khốn khổ thiếu khải minh, nhân ái và sẽ đến ngày Tôn
Giáo của Nhân loại đồng tôn vinh vì một Ðấng .
Chú niệm 6 :
"
Làm người rõ thấu lý sâu ,
Sửa
lòng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh " .
Thánh
Ngôn Dạy Ðạo :
"
Cửa Trời kịp mở vớt quần sinh ,
Nâng
đời khá gắng trau nhơn đức .
Học
Ðạo tua năng luyện tánh tình ,
Khổ
hạnh chí mong qui nẻo chánh .
Ngoài
tai chớ chác miếng hư vinh " .
Dẫn
giải : Con người có Ðạo có Tôn, Như cây có cội, như sông có nguồn, làm người
phải nhận biết rõ nguyên lý để tiếp nhận hệ thống tổ chức vũ trụ và cõi sống
của muôn loài từ không ra có, vạn vật muôn loài đã trở thành mối liên hệ mật
thiết mà không thể nào từ chối hay hủy diệt sự liên hệ ấy, vũ trụ và sự sống đã
là thành tố của lý sinh tồn .
Riêng
loài người lại hưởng được nhiều đặc quyền của vũ trụ mà sinh ra lắm kiêu hãnh,
nên Thượng Ðế khuyến sửa lòng bằng phương pháp công phu qua diệu dụng của Thánh
Kinh
Cửa
Trời mở đón quần linh, nâng đời thăng hoa thành nhơn đức, luyện Ðạo sửa tánh
thắng khổ hạnh chí ấy là của thánh nhân, hy vọng quần linh lấy tính lành xem
nhẹ miếng ăn tật sấu, hãy lấy nhục trần hóa vinh để vào cửa Thiêng Liêng, tự
mình vứt bỏ mê trần, thắp sáng đèn Trời cho hồn linh tươi mát .
Khi
Tín đồ nhận được Thiên ý Ðại Ðạo " Tam giáo đồng nguyên, vạn giáo nhứt Lý
", là không còn cửa dị biệt tín ngưỡng, chỉ duy còn một suy tôn Ðại Ðạo .
( Tác
dụng Khai Kinh, như cánh cửa Pháp Ðạo đã mở ra, luật tắc Ðạo Trời còn nguyên,
nhắc nhở đừng quên lối về ngôi cũ ).
NGỌC
HOÀNG THƯỢNG ÐẾ
( Giọng Nam Xuân ) [13]
Ðại La Thiên Ðế ,
Thái Cực Thánh Hoàng .
Hóa dục quần sanh ,
Thống ngự vạn vật .
Diệu diệu " Huỳnh Kim Khuyết
",
Nguy nguy " Bạch Ngọc Kinh "
.
Nhược thiệt nhược hư ,
Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa .
Thị không, thị sắc ,
Vô vi nhi dịch sử quần linh .
Thời thừa lục long ,
Du hành bất tức .
Khí phân tứ tượng ,
Hoát triền vô biên .
Càn kiện cao minh ,
Vạn loại thiện ác tất kiến .
Huyền phạm quảng đại ,
Nhứt toán họa phước lập phân .
Thượng chưởng tam thập lục Thiên ,
Tam thiên Thế giái .
Hạ ốc thất thập nhị Ðịa ,
Tứ đại bộ châu .
Tiên Thiên Hậu Thiên ,
Tịnh dục Ðại Từ Phụ .
Kim ngưỡng cổ ngưỡng ,
Phổ Tế Tổng Pháp Tông .
Nãi Nhựt Nguyệt Tinh Thần chi quang ,
Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi chủ .
Trạm tịch chơn Ðạo ,
Khôi mịch tôn nghiêm .
Biến hóa vô cùng ,
Lữ truyền Bữu Kinh dĩ giác thế .
Linh oai mạc trắc ,
Thường thi thần giáo dĩ lợi sanh .
Hồng oai, Hồng từ ,
Vô cực, vô thượng .
Ðại Thánh, Ðại nguyện, Ðại tạo, Ðại bi
,
Huyền Khung Cao Thượng Ðế .
Ngọc Hoàng tích phước hựu tội ,
Ðại Thiên Tôn .
Niệm :
Nam mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát .
[13]
Bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế do Ðức Chí Tôn ban hồng ân, sau 10 năm Ðức Quyền
Giáo Tông và Ðức Hộ Pháp cầu xin .
Giọng
Nam Xuân: lời vinh ca vui mừng:
Chú niệm 1 :
"
Ðại La Thiên Ðế ,
Thái
Cực Thánh Hoàng " .
Thánh ca [14]:
" Vua Trời trên cõi Ðại la ,
Vốn ngôi Thái cực ngự tòa Tiên
Thiên ".
Dẫn giải : Hồng danh Thượng Ðế đức cao rộng lớn minh mông như giềng lưới
lớn bao trùm cả Vũ trụ, là Ðấng Thánh Hoàng hữu thỉ Thái Cực từ lúc Trời đất
chưa phân tánh chia ngôi, đến khi Trời đất an ngôi rồi mới hóa sinh vạn vật
muôn loài. Ðấng là vị Thiên Ðế hóa sinh quần linh, Ngài lại phú cho mỗi hóa
sinh có tánh hư linh và bất muội như: Thiên, thiện, nhơn, tồn, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng,
sinh .