Cũng xin nhắc lại là hai chữ Đạo Tâm đã có từ lúc mới khai Đạo Cao Đài vào
năm 1926. Nếu
chúng ta đến Tòa Thánh Tây Ninh viếng Điện Thờ Phật Mẫu và Cửu Vị Nử Phật,
phần bên ngoài tấm vách ngăn, trên 2 cây cột là đôi liễn chữ Nho, phiên âm ra
như sau :
BÁT phẩm chơn hồn
tạo thế giới hoá chúng-sanh vạn vật hữu-hình tùng thử ĐẠO
QUÁI hào Bác-ái định
càn-khôn phân đẳng pháp nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM
Hai câu liễn đặt trước Báo Ân Từ bên trên cho ta cái hình ảnh “đã được
sống, được hít thở khí
trời và hạnh-phúc nhất là được hít thở không-khí diệu-huyền của Đạo-Pháp”.
Hai chữ đầu của đôi liễn khởi bằng chữ BÁT QUÁI
Hai chữ cuối của đôi liễn kết thúc bằng hai chữ ĐẠO TÂM
Đức Chí Tôn mở đạo lần này là lần chót, mục đích cứu rỗi chúng sanh, cứu
rỗi cả phẩn xác lẫn phần hồn, nghĩa là dẫn dắt chúng sanh vào con đường Thế Đạo
đến Thiên Đạo. Mục-đích tối trọng là thực-hiện một “Thế-đạo nhơn-nghĩa
đại-đồng” và “Thiên-đạo công-bình giải-thoát”.
Thế Đạo là dạy dỗ chúng
sanh biết yêu thương tin tưởng lẫn nhau, đối xử công bằng với nhau để có hòa
bình, dân chủ, tự do thật sự, không có chiến tranh chết chóc nghèo đói đau
thương, tức là cứu rỗi phần xác, tức là dạy dỗ và đưa nhân-loại đến đại-đồng
trong tình huynh-đệ.
Thiên Đạo tức là cứu rỗi
phần hồn (Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống). Khi xây cất xong Đền Thánh tại Tòa
Thánh Tây Ninh, Đức Lý Giáo Tông có giáng cơ ban cho hai câu liễn đặc trước cửa
Chánh Môn Tòa Thánh Tây Ninh như sau:
“Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ
Mục
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do
Quyền”
Hai câu nầy có thể diễn nôm với đại ý là mục đích đưa nhân loại về cùng một
mối, xây dựng căn nhà chung vũ trụ, tạo đời Thánh Đức, Thế Giới Đại Đồng, đem
Hòa Bình, Hạnh Phúc, Dân Chủ, Tự Do thật sự cho nhân loại.
“Đạo Tâm” hay “Đạo Yêu
Thương” là Đạo do chính Đức Chí Tôn sáng lập thuận theo “Thiên
Ý”. Vì tình yêu thương
vô cùng vô tận, Đức Chí Tôn muốn dạy loài người “Đạo Tâm” để loài
người biết “ước ao
khỏang trời vô biên bất tận ngoài biển khơi”, hơn là chỉ biết co ro cúi đầu
nhận lệnh. Đạo Tâm rất
là mênh mong, vô giới hạn về niềm tin.
Thánh giáo của Đức Chí
Tôn ngày 4-11-Bính Dần (8-12-1926 ) dạy phải yêu
thương giúp đỡ nhau: “Từ đây Thầy là đứng chủ trung, dìu dắt các con trong
đường đạo hạnh; nhứt nhứt đều tưởng có Thầy bên các con và đợi nơi Thầy mà
thôi. Ðường tuy xa, bước đường tuy gay trở, nhưng các con lướt nổi sự hiểm nguy,
đặng đến cùng Thầy trong buổi chung cuộc. Môn đệ nhiều đứa lòng vẫn nhẹ tợ
lông, thấy sự chi khó thì đã muốn bần dùn thối bước. Ðại Ðạo Tam Kỳ hoằng khai
tại cõi Nam , đã chiếu
theo Thiên Thơ hội Tam Giáo mà vớt chúng sanh thoát vòng ly khổ, thiệt thiệt hư
hư, một mảy chi cũng chẳng qua là máy Thiên Cơ mà thôi. Ðạo Trời mở ra cho một
nước, tất là ách nạn của nước ấy hầu mãn, phải giồi lòng trong sạch, lấy sự
nhẫn nhịn làm gương, soi mình hằng bữa. Phải thương yêu nhau giúp đỡ nhau dường
như con một nhà, rồi cái thương yêu, sự giúp lẫn ấy sẽ dìu chung các con vào
tận chốn Cực Lạc Thiêng Liêng, để tránh khỏi nơi khổ cùng tiều tụy, khá biết
lấy”.
“Đấng Chí Tôn thì cao
cả vĩ đại hơn “con tàu” do tay người phàm làm ra”, và “Đạo Tâm” là
“đạo gốc” sinh ra mọi tôn
giáo (Nhất Bản Tán Vạn Thù). Như thế, nếu như không muốn nhìn
thấy thế giới lòai
người phải đi đến chỗ bị tận diệt do xung đột và tranh dành hơn thua, các tôn giáo
có chung một sứ mệnh là phải tìm về cội nguồn (Vạn Thù Qui Nhất Bản), cùng nắm
tay nhau tìm đến mục tiêu chung là truyền bá và thực hành “Đạo Tâm” hay “Chân
Pháp Đạo Tâm”, là Đạo phổ quát, là đạo từ Trời, đang khi vẫn có thể duy trì bản
sắc riêng của từng tôn giáo. Nói theo ngôn ngữ thời thượng thì “Đạo Tâm” là
“Tôn Giáo Tòan Cầu” vậy.
“Đạo Tâm” có thể giúp
con người đi đến “hiệp nhất” mà không khai trừ hay lọai bỏ tôn giáo
hay giáo phái mỗi người
đang tham gia. “Đạo Tâm” trở thành “Tôn Giáo Toàn Cầu”cho tất cả mọi người, vì
đã là người thì ai nấy đều phải vâng theo luật thiên nhiên (Thiên Luật), là
phải sống đạo làm Trong bài thuyết Đạo, Đúc Hộ Pháp dạy: “Ðức Chí Tôn đã đến,
Ngài chỉ Bí Pháp có một điều là : "Các con không cần tìm kiếm triết lý cao
siêu hơn nữa, các con tìm kiếm cái sống của toàn thể bạn đồng sinh của các con,
rồi kỉnh trọng phụng sự cái sống ấy. Hễ các con tận Tâm phụng sự cái sống của
vạn linh, thì cơ quan giải thoát của các con Thầy đã để nơi tay các con rồi
đó.". (Lời thuyết Ðạo của Đức Hộ Pháp, Q5 /trang 47)
Cái tánh chất nguơn
linh của chúng ta, tức nhiên Ðạo Tâm của chúng ta đây vậy, nó phải quyền năng
chủ định của nó, nó phải có quyền năng làm chúa cái sở năng của nó, nó có thể
cải được cái quyền lực của quả kiếp luân hồi, nó có thể sửa cải đặng cơ giải
thoát đặng định chủ lấy nó.
Tiên Nho của chúng ta
đã nói trước một đạo binh có thể thắng một trận giặc muôn binh kia, mà ta thắng
với phàm tánh của ta rất khó, không thể đoán đặng. Nếu chúng ta thắng được phàm
tánh chúng ta, cái Ðạo Tâm chúng ta đủ năng lực thắng đặng tức nhiên là cái cơ
quan tự giác chúng ta đạt đặng. Thượng Đế (Trời) chẳng phải cao, mà cũng chẳng
phải xa, chính thiệt ở nơi lòng người, lòng người có tín-ngưỡng thì Trời Ðất ắt
biết đó.
Người tu-hành đắc Đạo
cùng chăng, là do nơi Tâm biết giác ngộ thì được siêu-thoát, còn Tâm
mờ-hồ si-mê thì phải
chịu luân-hồi chuyển kiếp. Có câu: "Vạn Sự Do Tâm Tạo". Muốn việc chi
thảy đều có kết-quả, là tại sự tư-tưởng của lương-Tâm.
Ðức Khổng-Tử dạy Tồn
Tâm, yếu-dụng hai chữ Trung-Thứ. Ðức Thích-Ca dạy Minh Tâm, thiệt hành
hai chữ Từ-Bi. Ðức
Thái-Thượng dạy Tu Tâm, chú trọng hai chữ Cảm-Ứng. Bởi sáu chữ:
Trung-thứ, Từ-bi, Cảm-Ứng đều có trùng Tâm. Chữ Tâm là: "Tam điểm như tinh tượng, hoành câu
tợ nguyệt tà, phi mao tùng thủ đắc tố Phật giã do tha”, nghỉa là "Ba
chấm như tượng hình sao, giòng ngang giống như trăng xiên, dỡ lông theo
ấy đặng thành Phật cũng bởi Tâm mà nên.
"Dục tu kỳ thân giả, tiên chánh kỳ Tâm". Muốn tu thân cho nên người hiền-lương Đạo-đức,
thì trước phải sửa lòng cho được ngay thẳng "Tương Tâm Tỉ Tâm Tiện Thị
Phật Tâm". Ðem cái lòng của mình mà sánh với cái lòng của người ấy là
cái lòng nhơn từ, cũng như lòng Phật vậy.
Làm người mà biết bảo thủ Lương-Tâm, thì mới đủ tư-cách làm người cao
thượng, đời trở nên tận thiện. Còn người tu-hành mà biết trau-giồi Tâm Đức cho
được kiên cố vững bền, thì mới đặng thành-công đắc Đạo.
THÁNH-GIÁO Đức Chí Tôn đã dạy:
" Tâm ấy là Trời chớ dễ Tâm,
Phải trau cho sạch điểm lương-Tâm.
Ngôi Trời Tâm ấy là nơi dựa,
Mình biết Tâm, Tâm mới biết Tâm."
Trong sự tạo hóa Càn Khôn Vũ Trụ, Đấng Chí Tôn (Thượng Đế) dùng luật Thương
Yêu, sắp đặt mọi vật trong Càn Khôn, phân chia ra nhiều thứ bực cao thấp khác
nhau, chỉ duy có một Chơn Linh Vô Hình làm chủ được cái Tâm đó là
Đấng Chí Tôn .
Trong Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Huyền Khung Cao Thượng Đế,
Ngọc Hoàng Đại
Thiên Tôn, “Chúa Tể Càn
Khôn Võ Trụ, thống ngự vạn vật, vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi
Chủ”, có phán rằng:
“Tam Giáo thất, vì siêu việt quá,
Người tầm chẳng thấu, hiểu lầm sai.”
Bởi thế nên Đức Thượng Đế mới dùng câu văn rất bình dị để minh định Đạo Lý
một cách rành rõ như vầy:
“Đại Thừa cát ái ly gia,
Ly gia chẳng phải bỏ nhà đi đâu;
…………………………………
Chớ nên ẩn núp núi xa,
Xưa nay các Đạo hiểu ra rất lầm!
Đạo đâu? Đạo ở nơi TÂM,
Thì đâu có phải kiếm tầm đâu xa!”
Còn chư vị Phật Tiên Thánh Thần cũng chẳng đòi ngự nơi đền đài đồ sộ hay am
tự nguy nga hoặc Thánh Đường tráng lệ cùng đình miểu lòe loẹt, thật sự, các
Đấng chỉ thích ngự nơi Tâm của chúng ta mà thôi. Đức Diêu Trì Kim
Mẫu có phán dạy “Con nên nhớ rằng cõi Trần Gian
trọng trược, chỉ có Tâm của con là nơi các Đấng Thiêng Liêng ngự mà
thôi”.
Đương buổi sơ khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Cao Đài Thượng Đế
cũng có phán:
“Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi!
Chẳng cần Hạ Giới vọng cao ngôi;
Sang hèn trối kệ, TÂM là quí,
TÂM, ấy tòa sen của LÃO ngồi!”
Tuy nhiên, Thiêng Liêng không phủ nhận sự cần ích của thánh thất, tịnh
thất, chùa chiền hoặc các hình thức thờ phượng khác ... “Các ngôi Thánh Thất,
Tịnh Thất được xây dựng lên để thể hiện lòng chiêm ngưỡng tối cao của các con
và làm nơi Hội Đồng để biểu dương Chánh Pháp.”
“Thánh Thất hay Tịnh Thất đều là một nơi để thể hiện Tình Thương của
Đấng Chí Tôn đối
với Vạn Linh Nhân Sanh nơi cõi Trần, cũng là nơi gặp gỡ của các Bực
Thánh Linh đã có sứ
mạng đến Trần Gian độ Đời Hành Đạo và cũng là nơi để tất cả đều đến tìm Chơn
Lý trong sự
sáng suốt thiêng liêng của mỗi Nhơn Sanh.”
“Đạo là Vô Vi, là Đạo Tâm thực hành, nhưng đối với người thế tục,
cần phải có hình thức để
đánh vào thị giác tỏ ra sự thành kính”. Đức Lý Giáo Tông trong Vô Vi Đại
Đạo đã dạy: "Thượng
Đế không ngự trên vật thể vô tri, mà trái lại Thượng Đế Ngự trong Tâm (Đạo
Tâm), tháp ngà của Tâm hồn nhân loại. Hình thể Đạo chỉ mượn đó để thể hiện Thánh Thể Đức Chí Tôn tại thế."
Đạo Tâm và Tịch Đạo "Đạo Tâm" hoàn toàn khác nhau. Trong “Tịch
Đạo Tâm” con người có
Đạo Tâm là hiển nhiên, nhưng trong “Tịch Thanh Hương” hay nhiều Tịch Đạo
khác trong tương lai, con người vẫn phải có Đạo Tâm mới tấn hóa trên đường
thiện. Nếu Đạo Tâm mỏng (không niềm tin) thì sẽ tấn hóa chậm hoặc đôi khi thoái
hóa không chừng: Kim Quang Sứ sẻ phá hoại và tìm cách kéo đi. Tánh hư, tật xấu
của con người, là tánh phản nghịch Đức Chí Tôn, do sự cám dỗ của Quỉ Vương tức
Kim Quang Sứ và ma quái, ở khắp mọi nơi từ trên Trời, dưới đất.
Đức Hộ pháp có dạy vào ngày rằm tháng 9 năm Bính Tuất (1946) rằng: … “Còn
nói về phần chư Môn Ðệ của Ðức Chí Tôn, từ buổi đem thân vào cửa
Ðạo trong lúc Nhập môn đã quì trước Bửu Ðiện có bàn Ngũ Lôi, mà lập Minh thệ
(như trên) Than ôi! Cho những người thề như vậy, mà cũng không để trọn đức tin
nơi Đức Chí Tôn lại thối bước ngã lòng, cổi áo Ðạo, dẹp khăn tu, mong mỏi xu
hướng theo con đường tục lụy, cho nên mới gây tạo ra con đường lằn súng mũi đạn
ngày nay”. Vậy, ai là người thất thệ với Chí Tôn thì phải sớm thức tỉnh Tâm
hồn, ăn năn sám hối, cầu xin Ðại Từ Phụ cùng các Ðấng Thiêng Liêng,
từ bi ân xá tội lỗi tiền khiên, họa may đặng chung hưởng ân huệ của Ðức Chí Tôn
ban cho sau nầy.
Quan sát mặt thể-pháp thì ta hiểu, còn mặt bí-pháp chỉ có mường tượng. Phải
biết mới được.
Những khi ta đọc hay tụng Di-Lạc Chơn-kinh, Phật-Mẫu Chơn-kinh là Chí-Tôn
đem chánhtruyền mà chơn-truyền, đem chơn-thật để trong cửa Đạo, ta mới theo
chân Ngài. Nhưng khi có ai hỏi bí-pháp thì ta lúng-túng mơ-hồ, không thể trả
lời hoặc miễn-cưỡng ấp úng. Vô tình ta đã làm cho Đức Chí-Tôn câm sao? Ngài còn
chỉ rõ cái tạm cái giả, ta ngược lại ôm-ấp cho đó là cái còn, cái thiệt, mãi để
bí-pháp duy-chủ quyền Đạo chỉ là giả tướng không có chơn- thật, mặc cho chơn-linh
ngã phân hiềm-tị, rủi Long-Hoa Đại-Hội trễ kỳ thì phước tội về đâu? Cả Tín-Đồ
thờ ơ một nỗi khổ và nhơn-sanh lãnh-đạm, khối khổ riêng Chí-Tôn âm thầm trọn
lãnh!
Thay lời kết.
Trong Kinh Cúng Tứ Thời có câu: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”.
Chữ Lòng chính là cái Tâm của chúng ta đó. Như vậy
thì "Đạo gốc bởi Lòng" chính là "Đạo Tâm".
Hai chữ Đạo Tâm đã có từ lúc mới khai Đạo Cao Đài vào năm 1926. “Đạo Tâm” hay
“Đạo Yêu Thương” là Đạo do chính Đức Chí Tôn sáng lập thuận theo “Thiên Ý”.
Muốn tu Thiên Đạo (tức là tu giải thoát), thì trước hết phải tu Thế Đạo (là
Đạo làm người). Nếu Thế Đạo không lo tu, thì Thiên Đạo rất xa vời tức là khó
thành chánh quả:
"Dục tu Thiên Đạo, Tiên tu Thế Đạo,
Thế Đạo bất tu, Thiên Đạo viễn hỷ."
Nghĩa là muốn tu Đạo Tiên Phật trước phải tu Đạo làm người, Đạo làm người
mà tu chưa xong thì Thiên Đạo làm sao có thể tu được.
"Cương tỏa đương thời đã giải vây.
Đừng mơ căn nghiệt một đời nầy.
Hữu duyên độ thấu nguồn chơn đạo,
Tu niệm khuyên bền chí chớ lay."
(Thi văn dạy Đạo/ TNHT)
Quốc Sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình
Ban Thế Đạo Hải Ngoại
References:
1 - “Đạo Tâm - Tịch Đạo - Chơn Pháp Đạo Tâm”, QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình,
(2017).
2 - "Đại Đạo Cao Đài
và Nền Văn Minh Nhân Loại Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc" (Version 1), QS
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2017) và "Đạo Cao Đài và Nền Văn Minh
Thế Giới Ban Thế Đạo Hải Ngoại Nhập Cuộc” (Version 2), QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh
Bình (2019).
3 - "Vai Trò Ban Thế
ĐạoTrong Tịch Đạo Đạo Tâm", QS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Bình (2019).