TRUYỀN THỐNG ÂM NHẠC ĐẠO CAO ĐÀI. * TỪ NGUYÊN

Vin S Cao Đài. Xin gii thiu Nhc sĩ T Nguyên là mt trong nhng tác gi có nhiu Nhc phm âm hưởng nhc Đi Đạo, Ngoài ra Nhc sĩ T Nguyên sáng tác Âm nhạc sinh hot cng đồng theo bối cảnh Văn hóa của Đại Đạo. 

Nhạc sĩ dùng âm thanh kết tu cho đim nhn nhá thay cung đổi bt to ra nhng giai âm tiết cho yếu tố căn bn cao độ để diễn đạt ngân âm điu hu hết theo T Thi Nht Tng.
Nhng tác phm âm nhc giai điu tôn nghiêm ca Đại Đạo, ly âm thanh làm chất liu cho âm sắc và kết cấu bản nhạc hoàn chnh.

Nhc sĩ T Nguyên là mt du n đậm Văn hóa Đạo Cao Đài, vi kết hợp âm độ rt tinh vi để tạo ra thông điệp chuyển lưu vào ký ức của thính giả, những cảm xúc hài hòa và biểu hiện được hình thái an lạc quanh ta, với vẻ đẹp hòa vào thiên nhiên.

Nhạc sĩ khéo suy tư đưa cung bật chặt chẽ trải rộng từng từ ngữ qua âm thanh để hoàn thành tác phẩm, Nhạc sĩ phối trí, phân cung đúng cao độ và trường độ. Từ đó Nhạc phẩm của Từ Nguyên trở thành điểm đứng trong những nghệ thuật thính giác mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng tiếp nhận được.

Đối với nền Văn hóa, âm nhạc Đạo Cao Đài là một phần quan trọng trong cuộc sống. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cũng đã xác định " Âm nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm theo chiều dọc ". Âm nhạc của Đức tin cũng là một Thiên sứ hài hòa vạn vật và vũ trụ.

Âm nhạc Đạo Cao Đài vốn đã sinh ra khái niệm đơn giản và phổ quát, bất kỳ nền Văn hóa nào cũng áp dụng được rất phù hợp cho môi trường hòa bình, bởi âm nhạc Đạo Cao Đài có tính ngôn ngữ phổ quát tinh thần nhân loại, chúng ta thử trình diễn tại Âu Châu hay Hòa Kỳ sẽ nhận thấy điều vi diệu này.
Nói chung âm nhạc truyền thống Đạo Cao Đài đã có trăm năm (1926 - 2020), có thể nói âm nhạc Đức tin phát xuất từ bản sắc dân tộc và nguồn chảy từ trung tâm Văn hóa Tòa Thánh Tây Ninh, Việt Nam.

* Hiền Tài. Huỳnh Tâm thay mặt Viện Sử Cao Đài rất vui mừng và giới thiệu những Nhạc phẩm của Nhạc sĩ Từ Nguyên. Kính mời quý Hiền thưởng thức những âm khúc tuyệt diệu này.

*   *   *
Viện Sử Cao Đài. Xin giới thiệu Nhạc sĩ Từ Nguyên là một trong những tác giả có nhiều Nhạc phẩm âm hưởng nhạc Đại Đạo, Ngoài ra Nhạc sĩ Từ Nguyên sáng tác Âm nhạc sinh hoạt cộng đồng theo bối cảnh Văn hóa của Đại Đạo.

Nhạc sĩ dùng âm thanh kết tấu cho điểm nhấn nhá thay cung đổi bật tạo ra những giai âm tiết cho yếu tố căn bản cao độ để diễn đạt ngân âm điệu hầu hết theo Tứ Thời Nhật Tụng. Những tác phẩm âm nhạc giai điệu tôn nghiêm của Đại Đạo, lấy âm thanh làm chất liệu cho âm sắc và kết cấu bản nhạc hoàn chỉnh.

Nhạc sĩ Từ Nguyên là một dấu ấn đậm Văn hóa Đạo Cao Đài, với kết hợp âm độ rất tinh vi để tạo ra thông điệp chuyển lưu vào ký ức của thính giả, những cảm xúc hài hòa và biểu hiện được hình thái an lạc quanh ta, với vẻ đẹp hòa vào thiên nhiên.

Nhạc sĩ khéo suy tư đưa cung bật chặt chẽ trải rộng từng từ ngữ qua âm thanh để hoàn thành tác phẩm, Nhạc sĩ phối trí, phân cung đúng cao độ và trường độ. Từ đó Nhạc phẩm của Từ Nguyên trở thành điểm đứng trong những nghệ thuật thính giác mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng tiếp nhận được.

Đối với nền Văn hóa, âm nhạc Đạo Cao Đài là một phần quan trọng trong cuộc sống. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cũng đã xác định " Âm nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm theo chiều dọc ". Âm nhạc của Đức tin cũng là một Thiên sứ hài hòa vạn vật và vũ trụ.

Âm nhạc Đạo Cao Đài vốn đã sinh ra khái niệm đơn giản và phổ quát, bất kỳ nền Văn hóa nào cũng áp dụng được rất phù hợp cho môi trường hòa bình, bởi âm nhạc Đạo Cao Đài có tính ngôn ngữ phổ quát tinh thần nhân loại, chúng ta thử trình diễn tại Âu Châu hay Hòa Kỳ sẽ nhận thấy điều vi diệu này.
Nói chung âm nhạc truyền thống Đạo Cao Đài đã có trăm năm (1926 - 2020), có thể nói âm nhạc Đức tin phát xuất từ bản sắc dân tộc và nguồn chảy từ trung tâm Văn hóa Tòa Thánh Tây Ninh, Việt Nam.

* Hiền Tài. Huỳnh Tâm thay mặt Viện Sử Cao Đài rất vui mừng và giới thiệu những Nhạc phẩm của Nhạc sĩ Từ Nguyên. Kính mới quý Hiền thưởng thức những âm khúc tuyệt diệu này.

LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ.
Để bắt đầu, xin kể một câu chuyện nhỏ. Cứ mỗi lần về Thánh Địa dự Lễ Hội Yến Diêu Trì, dạo quanh Báo Ân Từ, xem triển lãm của các Họ Đạo, mình lại thấy lòng ấm cúng hơn một chút. Giống như mình về nhà thăm mẹ, thấy anh chị em góp sức sửa sang cho năm sau nhà cửa đẹp hơn năm trước. Mừng lắm! Và cũng hơi ngượng nữa, vì mình chỉ đi coi, không góp được chút gì cho Mẹ Thiêng Liêng.

Cũng may, rốt cuộc mình cũng tìm ra chỗ để góp phần. Đó là khi mình bất chợt nghe một bài hát mấy bạn đạo đang nghe qua máy cassette. Đó là một bài hát mà hiện nay người ta gọi là... "nhạc chế". Nghĩa là, lấy một bài hát của tác giả nào đó đã nổi tiếng sẵn rồi (trong trường hợp mình nghe là một bài tình ca Boléro hết sức não nuột, kể chuyện hai người yêu nhau dang dở) rồi ghép lời của mình vào. Trong bài hát vừa kể, một tác giả vô danh có dùng những từ ngữ như "đạo pháp" "Kỳ Ba" "Phổ độ"....Nhạc thì kể chuyện tình yêu dang dở, lời thì kêu gọi cứu độ nhơn sanh. Thật là râu ông nọ cắm cằm bà kia! Nếu so với Thánh Ca của đạo Thiên Chúa, thì hỡi ơi, một trời một vực!

Nhưng suy đi nghĩ lại, hiện tượng này chứng minh một điều: rõ ràng các bạn đạo Cao Đài có nhu cầu nghe nhạc đạo (nhạc tôn giáo). Từ đây, xin dùng từ "đạo ca" để không trùng với "thánh ca" của Đạo Thiên Chúa. Sau một thời gian nghe cổ nhạc (tức là nhạc cổ truyền Việt Nam, người bình dân gọi là vọng cổ), các bạn đạo muốn nghe thêm loại nhạc khác, thí dụ như tân nhạc (nhạc Việt nam viết theo nhạc lý Tây Phương), vốn rất thịnh hành hiện nay ở Việt Nam. Nhưng vì ít người có kiến thức nhạc lý Tây Phương, nên mới có hiện tượng nhạc chế tréo cẳng ngỗng như đã nêu trên. Thực ra mà nói, chưa cần nói đến vấn đề nghệ thuật, nhạc chế ngay từ đầu đã vi phạm thô bạo đến tác quyền và ở các nước tiến bộ sẽ bị phạt rất nặng. Như vậy, nếu mình tự viết được ca khúc cho đồng đạo nghe là hay nhất.

Sau đó mình có dịp vào Youtube và nhaccuatui.com, thì phát hiện ra nhiều đồng đạo đã nghĩ ra điều này trước mình từ lâu. Xấu hổ quá! Thậm chí các vị đó ngoài việc tự viết nhạc, phối khí, còn tự hát hoặc nhờ ca sĩ hát rồi post lên mạng toàn cầu. Thật là phấn khởi. Mừng quá, mình bỏ thời gian nghe khoảng 100 bài và có nhận xét như sau: Phần lớn các bài hát đều chỉnh về nhạc lý, có khoảng mươi bài rất hay. Nhưng nói chung, về mặt nghệ thuật thì còn phải trau dồi thêm. Viết đạo ca rất khó, vì các thuật ngữ tôn giáo nếu không đưa vào đúng chỗ sẽ gượng ép, thậm chí biến thành trò cười hoặc bôi bác. Thí dụ, mình đã nghe một bài có dùng từ đạo pháp - tức là phương pháp hay lời dạy của tôn giáo, nhưng tác giả bị rơi vào lỗi cưỡng âm, nên nghe thành đao pháp - cách sử dụng đao kiếm!!! Theo mình biết, ngoài Thánh Ca của Thiên Chúa giáo rất thành công, số đạo ca của các nhạc sĩ Việt Nam (kể cả nhạc sĩ thuộc hàng cây đa cây đề như Phạm Duy) tương đối kén... người nghe.

Dù sao đi nữa, những cố gắng ban đầu rất đáng trân trọng. Xin thành thật cám ơn những đồng đạo đã có tâm huyết bỏ công khai phá.

MỤC TIÊU
Do đó mình quyết tâm tham gia vào phong trào đang lên này. Sẵn có trang web của Viện Sử Cao Đài, mình xin tạm mượn chỗ để post những bài tự viết và của các thân hữu. Xin mời các bạn đạo cùng chí hướng tham gia gởi bài. Mục tiêu gần của mình là để thay cho những bài nhạc chế như đã nêu trên. Mục tiêu xa hơn là nâng trình độ thẩm âm của các bạn đạo lên một chút để theo kịp đà tiến bộ của xã hội. Nếu ngày kia, Cao Đài phát triển trên toàn thế giới (ngày nay đã phát triển ra nước ngoài khá nhiều rồi đó), thì âm nhạc của đạo hay nói rõ là đạo ca Cao Đài sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Ý mình muốn nói là nhạc theo nhạc lý Tây Phương, còn cổ nhạc Việt Nam chắc là khó phổ biến ở nước ngoài rồi, biểu diễn thì được, nhưng muốn người ta hát theo thì khó lắm.

HY VỌNG
Mình nhớ lại hồi còn học Tiểu Học, khi vào xem những hình vẽ bên hông Báo Ân Từ, mình cảm thấy áy náy lắm, vì những chú thích đó trật lỗi chính tả rất nhiều. Hiện nay, những lỗi như vậy đã được sửa sai và chắc thế hệ sau này sẽ còn sửa đổi nữa. Mình hy vọng các bài đạo ca Cao Đài cũng sẽ như vậy, sẽ khởi những bước đi chập chững, rồi đi đứng đàng hoàng và ngày kia có thể chạy đua tốc lực. Sẽ có những ca đoàn Cao Đài trình bày những bài hợp xướng trong các buổi lễ, tăng thêm phần long trọng và cũng cố thêm niềm tin của các tín đồ.
* TỪ NGUYÊN

1 - Nhạc phẩm Bát Nương Diêu Trì. * Nhạc Sĩ Từ Nguyên
Bát Nương là vị nữ Phật thứ tám trong chín vị phụ tá của Phật Mẫu tại Cung Diêu Trì. Bà rất có duyên với dân tộc Việt Nam trong kỳ mở đạo lần thứ ba, nên đã giáng cơ dạy đạo cho nhiều đàn cơ đạo Cao Đài.
Bài hát này diễn đạt xúc cảm của tác giả với công lao dạy dỗ của bà.

Mời quý Hiền bấm vào link này để thưởng thức nhạc và lời " Bát Nương Diêu Trì" * Nhạc sĩ Từ Nguyên : https://www.youtube.com/watch?v=wZv2eWSqR4Y
*   *   *
2 - Nhạc Phẩm MẸ  * Nhạc Sĩ Từ Nguyên.
Tạo Hóa Huyền Thiên Diêu Trì Kim Mẫu là Mẹ thiêng liêng của toàn nhân loại. Mẹ đã ban cho từng người trong chúng ta chơn thần để tồn tại ở thế gian. Sau khi qua đời chơn hồn chúng ta sẽ về Tạo Hóa Thiên gặp lại Mẹ. Theo lời Đức Hộ Pháp thì chúng ta ai sẽ nhìn thấy hình ảnh của mẹ người đó lúc còn ở thế gian. Bài hát của Từ Nguyên bắt nguồn từ một bài thơ Mẹ giáng cơ nói rằng Mẹ luôn thương yêu và mong chờ ngày chúng ta trở lại.
Mời quý Hiền bấm vào link này để thưởng thức nhạc và lời "MẸ" * Nhạc sĩ Từ Nguyên : https://www.youtube.com/watch?v=-reX43_k0Co


*   *   *



3 - Nhạc phẩm "Thất Nương Diêu Trì Cung"  * Nhạc sĩ Từ Nguyên.
Bà Thất Nương Diêu Trì Cung có một kiếp giáng trần ở Việt Nam là cô Vương Thị Lễ con của ông Vương Quan Trân. Ông Vương Quang Trân vì tội tình nên sau khi qua đời phải vào Âm Quang. Bà vì thương cha nên đến Âm Quang để mong cứu giúp. Cảm động trước tình yêu cha của bà, Thiên Đình cho phép bà đến Âm Quang trước là an ủi cha mình sau là dạy dỗ các chơn hồn nữ phái tại đây. Bài hát này kể lại câu chuyện cảm động này.
- Nhạc sĩ Từ Nguyên với ca khúc Cao Đài "Thất Nương Diêu Trì Cung" có bố cục và giai điệu rất hoàn chỉnh.
4 - " TRĂM NĂM MƯA NGÂU " * Nhạc phẩm của Từ Chơn.
Trong bài thuyết đạo 6 và 7 của quyển Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Đức Hộ Pháp có tả cảnh Ngân Hà chia đôi những người yêu thương nhau mà không tròn duyên nợ. Ai yêu thương thật tình sẽ được Đức Phật Mẫu xin với Đức Chí Tôn cho về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Trên Ngân Hà có Đức Quán Thế Âm vâng lịnh Đức Di Lạc chèo thuyền Bát Nhã đi độ sanh.
Ở thế gian, chúng ta đã  có truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm nhờ chim Ô Thước bắt cầu để gặp nhau. Nước mắt của hai người là những cơn mưa ngâu buồn thảm. Cả hai câu chuyện hàm chứa một ý nghĩa triết lý. Có những trở lực làm cho ước muốn của chúng ta không thực hiện được. Chúng ta phải nhờ Đức Quán Thế Âm dùng thuyền Bát Nhã đưa qua Ngân Hà, tức là dùng trí huệ để vượt qua những đau khổ của thế gian.
Câu chuyện trên được Từ Nguyên kể lại trong bài hát Trăm Năm Mưa Ngâu. Kính mời các bạn cùng nghe.
Mời Quý Hiền vào Link thưởng thức bài hát Trăm năm mưa ngâu

*   *   * 
5 - Tình Yêu Có Hay Không ( Ca nhạc Cao Đài ) * Nhạc và lời. TỪ NGUYÊN.

Không lúc nào mà tình yêu và công bằng lại thiếu thốn như bây giờ. Càng thiếu tình yêu và công bằng thì càng dễ sanh ly loạn. Đó cũng là lý do Đạo Cao Đài kêu gọi mọi người tham gia giao ước thứ ba với Thượng Đế Toàn Năng. Bản giao ước này chỉ gồm hai khoản: con người phải quý trọng tình yêu và công bằng. Đổi lại Thượng Đế sẽ ban cho hòa bình trên quả đất và ngôi vị trên cõi thiêng liêng hằng sống.

https://www.youtube.com/watch?v=nOnyiIlnTog 


*    *    *

6 - Niềm Vui Nhỏ. (Ca nhạc Cao Đài) * Nhạc và lời Từ Nguyên.

Mọi người đều có những nỗi niềm riêng của mình. Tôn trọng những tình cảm đó là bước đầu của "lễ" trong một xã hội thân ái và công bằng.

Niềm Vui Nhỏ khởi động luật yêu thương vào đời cần phát triển mạnh mẽ không thể thiếu thốn.

Càng nhiều Niềm Vui Nhỏ xây đời hạnh phúc với đồng sinh quanh ta.

Niềm Vui Nhỏ một cảm xúc lạc quan và hy vọng an lạc mà nhân loại tha thiết.

Mời quý Hiền bấm vào link này để thưởng thức nhạc và lời " Niềm Vui Nhỏ " * Nhạc sĩ Từ Nguyên:


*    *    *
NHT NƯƠNG DIÊU TRÌ . * Ca nhạc Cao Đài - Từ Nguyên.
https://www.youtube.com/watch?v=zF2FMjq-rTg 

Ý thơ Duy Uyên, nhạc Từ Nguyên, người hát Diệu Thương. Bài đạo ca trích trong tập nhạc Diêu Trì Thập Khúc của Từ Nguyên. Nội dung nói về vị Nữ Phật trông coi vườn Ngự Uyển trên trời. Trong vườn này một bông hoa tượng trưng cho một linh hồn trong vũ trụ. Hoa nở khi linh hồn sinh ra ở thế gian và tàn khi thể xác chết đi, linh hồn trở lại tiên cảnh.

*     *     *



*   *   *

Mời quý Hiền bấm vào link này để thưởng thức nhạc và lời " Cứu Thế Kinh" * Nhạc sĩ Từ Nguyên: https://www.youtube.com/watch?v=hxMwZHz1dXE
*   *   *


*   *   *

*   *   *
Mời quý Hiền bấm vào link này để thưởng thức nhạc và lời " Đạo Nguyện" * Nhạc sĩ Từ Nguyên:https://www.youtube.com/watch?v=h0DutYbvJGE

*   *   *
*   *   *
Mời quý Hiền bấm vào link này để thưởng thức nhạc và lời " Lục Nương Diêu Trì" * Nhạc sĩ Từ Nguyên:


*   *   *
Cửu Nương Diêu Trì. * Nhạc phẩm Từ Nguyên.
Trong mt kiếp giáng trn, Cu Nương vào làm con gái thứ chín trong gia đình họ Cao ở Bạc Liêu, có tên là Cao Thị Khiết. Bà lập gia đình năm 21 tuổi nhưng chỉ bốn năm sau đã giử bụi hồng trần mà trở lại cõi tiên.
Cuộc đời của bà là cảm hứng cho cho ca từ của bài hát này, diễn tả tâm sự của người con gái đi lấy chồng mà lòng nặng nỗi lo lắng cho cha mẹ ở nhà. Nhạc điệu của bài hát này cũng mang âm hưởng Nam bộ, nơi có "Bạc Liêu ngôi cũ" một thời của Cửu Nương.
Ở tầng trời Tạo Hóa Thiên, Cửu Nương vẫn đang nâng bửu pháp của mình là ống ngọc tiêu, thổi những khúc nhạc vi diệu để cảm hóa các chơn hồn qui hồi cựu vị.
Link vào bài hát.

*   *   *