CHƯƠNG III- KẾT LUẬN
Các
bậc Tu hành muốn đặng thành Đạo phải làm thế nào?
Nay trong buổi
Tam-Kỳ Phổ Độ Thầy đã bày bửu pháp chứ không còn dấu nữa. Hãy nghe Phật
Quan-Âm:
Thiếp xin
hỏi chư Hiền-hữu:
Các bậc Tu
hành muốn đặng thành Đạo phải làm thế nào ?
Hiến-Pháp
bạch:
- Trước
phải lo trau-giồi đức tánh và sửa mình.
Đầu tiên,
muốn sửa mình thì phải học hỏi, phải không? Học hỏi đặng dụng vào đâu?
Cho mình
hiểu Đạo trước rồi dìu-dắt chúng sanh sau. Thì ắt phải kiên chí, nhẫn nhịn mới
mong đoạt kiến thức, có kiến thức thì mới bác lãm, mới có tư-tưởng cao sâu. Hễ
có tư tưởng cao sâu mới mong đặng văn chương quán thế. Hễ có văn-chương quán
thế mới mong cảm hóa lòng người đặng, phải không?
- Phải! Thì
phải lo lập nền móng trước chớ sao! Phải có đủ trí thức tài tình mới mong đoạt
Đạo, phải tài tình mới đủ lực lượng diệt vô minh. Trong Đạo Thầy ngày nay, Thầy
đã chọn những kẻ ấy để dìu-dắt chúng sanh qua khỏi mê-tân, đáo bĩ-ngạn.
Thiếp hỏi:
Những kẻ ấy là ai? Chính là chư Hiền đồ đó! Vì các cớ đó nên Thiếp mới đến,
ngày nay mừng cho chư Hiền-Hữu đó nên có mấy lời thức tỉnh” (Quan-Âm Bồ-Tát 8-6
Giáp-Tuất .Dl 19-7-1934)
Sau đây là
những yếu lý cần nên lưu ý:
1 - Để trọn Đức-tin nơi Trời:
Thánh-ngôn
Thầy dạy:
“Chư Môn Đệ
nghe! Phần nhiều trong các con
chẳng để
lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ-ý cầu một việc lợi
riêng chi cho gia-quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa
các lỗi phàm-tục của các con. Nhiều đứa lại còn mơ-hồ, đã thờ Thầy mà còn chưa
chắc ý rằng thờ đặng chi và mở Đạo có ích gì ?
Than ôi! Đã
bước chân vào đường đạo-hạnh mà chẳng để công tìm kiếm, học hỏi cho rõ ngọn
nguồn, thì làm phận-sự Môn-đệ như thế có ích chi cho nền Thánh Giáo đâu ?
Đạo Trời
khai ba lượt, người tục lỗi muôn phần, sanh đứng vào thế cuộc, chưa biết mình
đã lãnh một vai tuồng, đặng chờ lúc kết quả hồn qui Thiên ngoại, lánh khỏi xác
phàm trở về nơi khởi hành mà phục các điều đã thi-hành giữa sân khấu là chốn
trần-ai khốn-đốn nầy; phận chưa xong phận, thân chẳng nên thân, thân phận lo
tính chưa rồi, còn mong mỏi chi dụng mình vào đường đạo-đức để cho có ích chung
nữa đặng! Lương-tâm của các con là một khiếu Thiêng liêng của Thầy ban để sửa
trị riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc nhơn-đức; làm
một việc phải tức là do nơi ý Trời; phạm một nét vạy tà là cải nơi Thiên luật;
phải quấy Thần, Thánh chỉnh chép biên, thưởng phạt duy đợi ngày chung cuộc! Khá
biết lấy!” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1, ngày 27-12-1926)
2 - Kỉnh Tam Tài là lễ xá ba xá:
Trong các nghi
thức lễ bái đều phải xá ba xá trước khi bái lễ. Vậy ý-nghĩa của việc xá là gì?
Thời Tam kỳ
Phổ độ này đều hai tay bắt Ấn Tý như vừa nói trên, xong đưa lên chí mày gọi là
Kỉnh Thiên, đưa tay thấp xuống dưới gọi là Kỉnh Địa, đoạn để tay vào ngực gọi
là Kỉnh Nhân. Bởi Người đứng vào hàng Tam tài: Thiên- Địa- Nhân, đó là một
hân-hạnh đứng vào phẩm tối linh vậy. Đây cũng là giai đoạn hoàn thành con số 3
đó.
Ngày nay, Đạo
Cao-Đài đã cho biết rõ:
- Ngôi
một là Đức Thượng-Đế, nay kỉnh Ngài là Đức Chí-Tôn, Đại-Từ-phụ.
- Ngôi
hai là Đấng Mẹ sanh của nhân-loại tức là Đức Phật-Mẫu Diêu-Trì.
- Ngôi
ba chính là hình ảnh Hội-Thánh, hay là Đấng cầm quyền trong kỳ ba Phổ-Độ
này tức là Đức Di Lạc Vương-Phật.
* Nếu nhìn gần
hơn nữa thì nói rằng nhờ Đức Chí Tôn ban cho nhứt điểm linh quang mới có được
năng-tri sáng-suốt mà tiến-hoá trong cõi đời này tức là Chơn-linh.
* Nhờ Đức Mẹ
Diêu-Trì ban cho Chơn-thần mới học-hỏi được tăng tiến trên con đường
tu học, mà con người phải lăn-lóc trong kiếp sanh ngắn-ngủi đây.
* Nhất là nhờ
cha mẹ phàm này đã tạo xác thân hữu hình mà chúng ta đến cõi trần này
để làm trọn kiếp con người trong cái vòng luân-hồi sanh tử.
Ngày nay tất
cả Thể-pháp của Đại-Đạo con số 3 đã chi phối mọi hình thức.
Nay đúng vào
thời-kỳ thứ ba của Tam nguơn nên Đức Chí-Tôn mới mở ra Tam-kỳ Phổ-Độ
3 - Nguyện và lấy dấu Phật- Pháp-Tăng
Đức Hộ-Pháp
nói người tín-hữu Cao-Đài “Trước khi nguyện lấy dấu niệm:
- Nam-mô Phật.
- Nam-mô Pháp.
- Nam-môTăng.
Tam-Kỳ Phổ-độ nghĩa là
cơ Đại-ân-xá lần ba, những lời nói của Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế
giáng cơ dạy đều cốt-yếu để truyền-bá Tôn-chỉ Tam-giáo.
Đứng đầu tiên hết là Chí-Tôn tức là
Phật, nắm cả cơ-quan bí-mật tạo thành càn-khôn vũ-trụ.
Giả thí như Thánh-giáo Gia-Tô cũng
có ba ngôi (La Trinité)
- Đức Chúa Cha
(Le Père)
- Đức Chúa con
(Le Fils)
- Đức Chúa
Thánh Thần (Le Saint Esprit)
Đức Chúa Cha
là Phật, Đức Chúa con là Pháp, Đức Chúa Thánh Thần là Tăng.
* Cả
quyền-năng ông cha chúng ta đào-tạo thế nào, ngày nay quyền-năng Chí-Tôn cũng
đào-tạo thế ấy, mà Bà Mẹ chúng ta thế nào thì mặt luật cũng thế ấy không khác
nào quyền-năng vô tận của Phật-Mẫu dùng đặng đào-tạo càn khôn thế giới, chúng
ta không biết, không thể đoán được, luật ấy không xa:
- Đức Chí-Tôn là Phật,
- Đức Phật-Mẫu là Pháp,
- Càn-khôn vũ trụ là Tăng.
Mặt địa-cầu
này đến 3000 thế giái cũng là Tăng.
* Cầu-nguyện Đại-Từ-Phụ được cảm-ứng:
“Thầy cho
con hiểu rằng nếu không có ý muốn của Thầy, thì trên qủa địa-cầu nầy chẳng có
vật chi sanh tồn tất cả. Lại có lắm kẻ đáng thương hại lại tự-phụ rằng họ hiểu
thấu cả lẽ mầu-nhiệm của Ðấng Tạo-Hóa. Nhưng Thầy không bao giờ cho một kẻ nào
dưới cõi trần nầy tiết lậu Thiên-cơ cả. Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy
không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chơn-thành.
- Như thế
đủ chứng tỏ cho các con tin rằng Thầy là
Ðức Jéhovah
của dân Hébreux vị chủ tể của quân-lực dân Israel,
- Vị Thánh
vô danh của dân Do-Thái,
- Ðức
Ðại-Từ-phụ của chúa Jésus Cứu Thế.
Con chỉ cần
cầu-nguyện Thầy với danh hiệu Cao Ðài thì sẽ có sự cảm-ứng-chấp-thuận”.
(Vendredi
17 Décembre 1926) 13 tháng 11 năm Bính-Dần)
4 - TAM NGUƠN
Tức là ba
nguơn: nếu tính năm thì gọi là nguơn niên. Trong một năm có ba nguơn: Thượng
nguơn, Trung nguơn và Hạ nguơn. Như vậy một nguơn có bốn tháng. (Nguơn: còn
đọc là nguyên). Nguơn Hội là chỉ khoảng thời gian dài. Theo Nho giáo của Trần
Trọng Kim thì một nguơn là 12 Hội, một Hội = 30 Vận, một Vận = 12 Thế, một Thế
= 30 năm. “Từ thuở còn hỗn-mang thái cổ, loài người trải qua biết bao cuộc biến
thiên của cơ trời theo luật tuần hoàn của tạo vật, hết thạnh đến suy, hết hưng
đến vong, hết thành đến bại, hết trị đến loạn…Cả cuộc biến-thiên đó không đi
ngoài cuộc biến dịch thiên-hình-vạn-trạng, tương khắc tương sanh, từ mâu thuẫn
xung đột đến tiến-bộ ôn hòa, qua mỗi nguơn hội có khác.
“Thượng
nguơn: là thời kỳ sanh hóa, con người còn sống theo thiên-lý hồn-nhiên
chơn chất nên gọi là đời Thánh đức.
“Trung
nguơn là thời kỳ mâu-thuẫn tiến-bộ, nhưng rất tiếc là tiến-bộ về vật-chất
thấp hèn nặng hơn về tiến-bộ tinh thần cao-thượng, tạo khổ cho nhau nhiều hơn
là xây dựng hạnh-phúc chung cho nhau, tranh-đấu nhau rồi thúc-đẩy nhau, đi đến
chiến-tranh tàn-khốc, Đạo-giáo gọi là nguơn tranh đấu.
“Hạ
nguơn là thời-kỳ biến dịch tuần-huờn vạn-vật
qui
nguyên-cổ. Nếu sanh thì thiên sanh, vạn sanh; nếu diệt thì tận diệt không sao
tránh khỏi (hiểu như vậy chúng ta nên chọn con đường nào trong hai lẽ sanh và
diệt tức là lẽ sống hay chết. Tôi tưởng cả thảy đều muốn chọn con đường sanh
tức là con đường sống, chớ không ai điên gì chọn con đường chết”.
Tóm lại:
“Thượng-nguơn
là nguơn Tạo-hóa; ấy là nguơn Thánh đức tức là nguơn vô tội (Cycle de Création
c’est-à-dire Cycle de l’innocence).
“Trung-nguơn
là nguơn Tấn-hóa; ấy là nguơn Tranh đấu tức là nguơn tự diệt (Cycle de progrès
ou cycle de lutte et destruction).
“Hạ-nguơn
là nguơn Bảo-tồn; ấy là nguơn Tái-tạo, tức là nguơn qui cổ (Cycle de
conversation ou cycle de reproduction et renovation)”.
5 - TAM NGÔI NHỨT THỂ
Mọi vật trong
trời đất luôn hiển hiện ba ngôi nhưng cùng một bản thể, gọi đó là Tam
bửu tức là ba món quí báu, không thể xa lìa nhau được.
Trong gia-đình
là hình ảnh của “cha, mẹ, con” cùng chung một bản thể cũng gọi đó là Tam ngôi
vậy.
Ngày nay, Đức
Chí-Tôn đến qui Đức-tin của nhân loại dựng nên mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ này để
thông truyền khắp cả nhân loại hay rằng đúng là thời kỳ gặt hái kết quả tốt
đẹp, là bến ước mơ của toàn sanh chúng.
Dù bất cứ là
vật gì cũng có thời gian ấn định, không thể sớm hoặc muộn được, nghĩa là phải
đúng THỜI, mà các nhà tiên tri đã giáng dạy rằng:
“Đạo Trời
chỉ có Một, phải tồn tại, càng ngày càng mở rộng, không bao giờ mất động
lực, bất di bất dịch.
-
Giáo-lý của Moise là cái nụ,
-
Giáo-lý của Jésus là cái
bông
-
Giáo-lý của Cao-Đài là cái trái.
Hoa không
phá hủy nụ, trái không tàn phá hoa,
Không có
sự phá hủy, chỉ có sự hoàn thành.
Những lá
chết của nụ phải rụng đi để cho hoa nở,
Những cánh
hoa rồi cũng phải rụng đi để thành trái và để cho trái chín. Những lá chết,
cánh hoa rụng có phải là vô dụng không? có nên bỏ đi không?
KHÔNG !
Cả lá chết
và cánh hoa rụnglúc thường cũng tương ứng cần-thiết, không có nó không thành
trái”
Hôm nay, Đạo
Trời đã đến lúc hoàn thành các giai đoạn ấy.
-
Giáo-lý của Đại-Đạo là tinh hoa của ba nền Tôn-giáo.
-
Tôn-chỉ của Tam-Kỳ là cứu-rỗi 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị
- Mục
đích của Phổ-Độ là đưa nhân loại đến ĐạiĐồng.
-
Đại-Đồng Tôn giáo
-
Đại-Đồng dân tộc.
-
Đại-Đồng xã hội
Vai trò của
Phật Di-Lạc ngày nay cầm quyền Chưởng-giáo của Kỳ ba Phổ-độ này tuyên hứa với
nhơn sanh nếu biết “Tùng thị Pháp điều Tam kỳ phổ Độ tất đắc giải
thoát luân hồi đắc lộ đa la tam diệu Tam bồ đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết
Bàn”.
Mà “Pháp điều Tam-Kỳ Phổ-Độ” là gì ?.
Đó là
Tân-luật, Pháp Chánh-truyền và Thánh ngôn Hiệp tuyển (còn gọi là bộ Thiên thơ)
tức là Pháp-luật của Đại-Đạo vậy.
Chính đây là
“cẩm nang” là “bửu-pháp” để đưa người có tâm đạo đến Niết-Bàn đó
vậy.
Ngày nay Đức
Chí-Tôn đến trao cho nhân-loại cái ấn kiết-quả, như vậy Ngài báo cho biết rằng
“Tu thì thành, dữ thì đọa”.
Vì sao ?
- Vì đã đến số
3 tức là tròn đầy viên mãn (Tam kỳ phổ độ).
- Số 3
tức là cơ-quan hữu tướng cùng vô tướng hiện có ở càn khôn vũ trụ này.
- Số 3 là
số nửa tịnh, nửa động, nhưng phần động nhiềuhơn
- Số
3 chỉ cơ biến tướng và vi-chủ vật loại thuộc quyền Tăng.
6 - Đền-Thánh là Bạch-Ngọc-Kinh tại thế
Nay, Đức
Chí-Tôn đến tạo Đạo Ngài dựng nên Toà-Thánh Cao-Đài hiện tại nơi miền Nam
Việt-Nam này là ngôi của Đức Chí-Tôn ngự, tượng-trưng Bạch-Ngọc-kinh tại thế.
“Cái
quyền-năng vô cực vô thượng của Ngài do những pháp vô-vi mầu-nhiệm mà có nên
gọi là Bí-pháp. Đức Chí-Tôn cũng dùng Bí-pháp mà lập Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ để
ứng nghiệm cái quyền-năng của Ngài nơi địa-cầu 68 này để bảo-tồn cơ sanh-hóa,
vì Ngài là Chúa sự Thương-yêu, mà vì thương-yêu mới có sanh sanh hóa hóa. Vậy
nên Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-độ do bí-pháp lập thành.
“Đền-Thánh là
nơi Thầy ngự tại thế cũng do Bí pháp mà biến tướng ra. Ấy vậy, Đền-Thánh này
chứa tất cả Bí-pháp của Đấng Chúa-tể Càn-khôn vậy.
Đền-Thánh hoàn
thành là cái triệu chứng “châu nhi phục thủy”. Từ đây đến vô cùng vạn-linh sanh
chúng sẽ hưởng được muôn điều hạnh-phúc của quyền-năng vô cực vô thượng của Đức
Chí-Tôn ban cho tại thế này”.
Dám chắc thật
đích-xác chưa ai biết rõ. Ngày nay Bần-Đạo giảng:
7 - Tinh-thần Tam giáo
Ở trong
vũ-trụ, do động tĩnh mà thành Âm Dương, rồi sinh ra vạn-vật; vạn vật chung qui
lại trở về Thái-cực; đó là cái lý “cùng về mà lắm đường, một trí mà trăm mối
lo”(Đồng qui nhi thù đồ, nhứt trí nhi bách lự) mà Đức Khổng-Tử đã nói trong Hệ
từ:
Cái lý ấy
bên Lão-giáo, gọi là ĐẠO 道
Bên Phật-giáo,
gọi là Chân-như 真 如
Danh-hiệu tuy
khác nhau nhưng cùng một thể. Bởi cái lý giống nhau cho nên cái học-thuyết ấy
đều theo một chủ-nghĩa “Thiên địa vạn-vật nhất thể” 天 地 萬 物 一 體
Song, mỗi một học-thuyết đi ra một đường là vì cách lập giáo và sự hành-đạo
khác nhau.
Lão-giáo 老 教 thì
cho vạn-vật đều gốc ở Đạo, đời là một cuộc phù-vân, hơi đâu mà để trí lo-nghĩ,
người ta chỉ nên cùng với Đạo mà vui chơi cùng Tạo-hóa, không cần chi đến Nhân,
Nghĩa, Lễ, Trí, không thiết gì đến pháp-luật, chế-độ, miễn là được
thảnh-thơi vô-vi thì thôi.
Phật-giáo 佛 教 thì
cho vạn-tượng do chơn-như mà ra, sắc với không là một, sự sinh-hóa là cái
vọng-niệm chứ không phải là thực. Cái thực là chân-như. Người ta phải tìm cái
thực ấy mà quay trở về gốc cũ để ra thoát vòng sanh, tử; tức là đế
đến Niết-Bàn, hết cả sự khổ-não.
Nho-giáo 儒 教 thì
cho rằng sự biến-hóa ở trong vũ-trụ là do sự nhất động, nhất tịnh của
Thái-cực mà sinh ra. Vạn-vật đã phát hiện ra là thực có, thì chi bằng cứ
theo cái thực ấy mà hành-động và sinh-tồn; sự sinh-tồn của vạn-vật không ra
ngoài được những điều Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí 仁 義 禮 智 tức
là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh 元 亨 利 貞 của Tạo-hóa. Vậy nên người ta ai cũng
phải theo những điều ấy mà vui trong cuộc sinh-hóa.
Thành thử cái
gốc vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra khác nhau. Bởi cái tư tưởng khác nhau
như thế cho nên Lão-giáo và Phật-giáo thì theo cái chủ-nghĩa tiêu cực, thành ra
cái Đạo xuất thế; Nho-giáo thì theo cái chủ-nghĩa tích-cực, thành ra cái Đạo
nhập thế.
Vì có sự
tương-đồng, tương-dị ấy mà ta có thể xét-đoán tường-tận được, tuy cái tương dị
về thể hành-đạo của các Đạo có khác nhau, nhưng chung-qui cũng là một gốc, cái
gốc đó tức là căn-bản của muôn sự vật, cho tất cả vũ-trụ bao-la mà ta gọi là
Thiên-lý. Cái thiên-lý đó là cái tóm thâu của Trời
8 - Giáo-chủ của Tam giáo
Chính vào cái
thời Trung-nguơn ấy mà nhơn-sanh mỗi ngày càng thêm nhiều xu-hướng về vật-chất
nên Ơn Trên mới phái bốn vị Đại-Thánh-nhân đến khai sáng Tam giáo để thức tỉnh
nhơn-tâm, đó là:
- Đạo Phật có
Đức Thích-Ca Mâu-Ni.
- Đạo Tiên có
Đức Lão-Tử
- Đạo Thánh: ở
Đông-phương có Đức Thánh Khổng Phu-Tử là ông Thánh ta, còn ở Tây-phương có Đức
Chúa Trời Jésus-Christ là ông Thánh Tây.
Như vậy chỉ có
Tam-giáo mà có đến bốn vị Giáo chủ: bởi vì Thánh Khổng Phu-Tử khai Đạo Thánh ở
phương Đông nên gọi là Ông Thánh Ta. Đức chúa Jésus khai Đạo Thánh ở phương Tây
nên gọi là Ông Thánh Tây. Cả hai đều xướng xuất Nhơn-Đạo nên thuộc Thánh-đạo.
Ngoài ra, còn
có các bậc Hiền-nhơn dụng đạo-đức cảm-hóa nhơn-sanh bằng các lý lẽ: không tham
danh, trục lợi; đem đạo-đức của Thánh Hiền mà phổ-độ nhơn-sanh; thế nên, bên
phương Đông, Xuân Thu chiến-quốc trở lại êm-dịu.
Bên phương
Tây, thì Chúa Jésus-Christ dạy đời, khuyên chúng-sanh thức tỉnh trở về với Trời
đặng sống, sống cái thanh-cao, liêm-khiết.
9 - Tam-giáo thất kỳ truyền
Chính Đạo
Cao-Đài hôm nay thành hình:
…“Cũng bởi
Tôn-giáo thất-kỳ-truyền: Nho, Thích, Đạo, hiện nay đã trở nên phàm-giáo, chư
Đệ-tử trong ba nhà Đạo không giữ giới-luật, qui điều, canh-cải chơn truyền, bày
ra các điều giả-cuộc làm cho Tam-giáo biến thành dị hợm.
- Đệ-tử nhà
Đạo, chẳng tùng pháp-giáo của Đức Thái-Thượng Lão-Quân. Tuy ở trong nhà Đạo mà
tức thị mê-tín dị-đoan.
- Đệ-tử nhà
Thích không thuận theo lời giảng dạy của
Đức Phật
Thích-Ca, thì đệ-tử nhà Thích dị-đoan mê-tín.
- Đệ-tử nhà
Nho chẳng thực-hành điều-mục của Đức Văn-Tuyên Khổng-Thánh, thì đệ-tử nhà Nho
dị-đoan bất chánh.
Tóm lại,
hai chữ “Dị-đoan” nghĩa là đồ theo không trúng kiểu cái qui-giới thể-lệ
chơn-truyền của Tam giáo.
10 - Đạo xuất ư Đông. Đế xuất hồ Chấn
“Từ cổ chí
kim, tạo thiên lập địa, Đạo đều phát khởi từ phương Đông (là các nước ở miền
Á-Đông (Asie) như các nền chơn-giáo trước kia: Nho 儒,
Đạo 道, Thích 釋 cũng đều phát khởi nơi miền Á-Đông rồi
lần lần truyền-bá qua phương Tây như:
- Đạo Phật thì
khai tại Thiên-trước là Đức Nhiên đăng Cổ-Phật và Đức Thích-ca Mâu-ni khai
Phật-giáo.
- Đại-Đạo là Đạo
Tiên thì Lão-Tử khai tại Trung-Hoa.
- Sau nữa
Khổng-Tử khai Đạo Thánh cũng tại Trung hoa là ở miền Á-Đông
Sau lần lần
Đạo trải khắp qua hướng Tây, nên Đức Chúa Jésus truyền Đạo Thánh tại hướng Tây.
Kế đó Đạo mới roi truyền ra khắp năm châu.
* Đức Chúa Jésus
khai Đạo bên Âu-châu, thì cũng khởi khai nơi miền Đông của Âu-châu, rồi mới
loan truyền khắp cả Âu-châu, ấy là luật tự-nhiên từ cổ chí kim, hễ Đạo phát
khai thì cứ bắt đầu từ phương Đông truyền ra.
Đạo mở,
Việt-Nam phải thật sự giải thoát cảnh lệ-nô.
Đức
Hộ-pháp có Thư Xuân gởi đồng-bào Việt-Nam ngày 20-1-1955 rằng:
“Cuộc chạy
theo bóng bỏ hình của nòi giống Việt Nam từ xưa đã vậy, nó đã làm nên bịnh của
chủng tộc.
Ðồng bào sẽ
hỏi Bần-Đạo dùng phương pháp nào để trừ hại thì Bần-Đạo chỉ trả lời một cách
đơn giản như thế này:
- Ngày nào cả chủng tộc Việt-Nam đặng định
tĩnh trong quốc hồn thì mới có thể cố thủ và bảo vệ sanh tồn của họ.
- Ngày nào
lòng ái quốc nồng nàn của nước Việt-Nam thoát khỏi lợi dụng đặng biến thành
ngọn lửa thiêng dâng trọn lên bàn thờ Tổ-quốc của họ thì mới bảo thủ được trọn
vẹn Hoàng-đồ cùng chủng tộc.
- Ngày nào đầu óc của khối quốc dân trọng dĩ-vãng lịch sử của mình rồi định
phân cho mình xứng đáng là một nước đủ hùng cường, đủ uy tín hầu đối diện cùng
quốc tế rồi chủ định số phận của mình do năng lực của mình, không ỷ lại nơi một
ngoại bang nào thì ngày ấy mới giải ách lệ thuộc về tinh thần lẫn vật chất của
mình đặng”.
- Đời quên Đạo
* Người ta
có quan-niệm nhà tu trì chỉ biết có kinh kệ nguyện-cầu, mà:
- Quên rằng
vì thương hại chúng-sanh nhà tu mới sớm kệ chiều kinh cầu-nguyện cho chúng-sanh
bớt khổ.
- Quên rằng
chớ chi các nhà thông-thái phát-minh nguyên tử-lực chịu hợp-tác với nhà tu-trì
để xử-dụng thì lực nguyên-tử sẽ dùng vào việc giúp ích cho thế-gian hơn là giết
hại đồng-chủng.
- Quên rằng
nếu lấy đạo-đức khuyến thiện là bổn phận thiêng-liêng của nhà tu đặng bảo-thủ
Hoà-bình, còn lấy bạo-hành ép buộc dân-chúng thì không bao giờ hết loạn.Thoảng
như đời biết nương Đạo, thì Đạo sẽ nâng tay dìu đời. Ngặt vì đời
quá rẻ-rúng Đạo, bảo sao ngừơi tu hành không lánh mình ngoài chốn oai-quyền
thế-lực để mặc ai sa vào cạm bẫy của tà-thần, tự rước lấy sự thất-bại chua cay
vô phương cứu chữa”