Nghi tiết Hành lễ thực hiện như
sau:
Cúng tế hàng Chức việc, Đạo Hữu và vong phàm: Tang chủ tựu vị
Nghệ hương án tiền
Giai quì
Phần hương
Điện hương
Quì (Nhạc đổ Lễ sĩ quì, đứng lên, nhịp thúc Lễ sĩ
xuống)
Cúc cung bái (nhạc đánh lớp tư, tang chủ lạy ba lạy
hoặc bốn lạy)
Tiến soạn (Nhạc xây đờn bài hạ, lễ sĩ đi thảo dâng
cơm)
Quì (Nhạc đổ lễ sĩ quì đưa cơm cho tang chủ xá dâng,
nhạc, nhịp thúc lễ sĩ đi xuống)
Sơ hiến lễ (Nhạc xây đờn bài hạ)
Nghệ tửu tôn sở (Lễ sĩ săp vô nghi ngoại)
Quì (Nhạc đổ lễ sĩ quì, dứt)
Chước tửu (Nhạc đánh thét, tang chủ rót rượu, trống đổ
lễ sĩ đứng lên, rồi dứt)
Điện tiên tửu (nhạc vô đờn nam ai, chầu bốn lái, lễ sĩ
điện, đồng nhi thài, nhạc trở qua đờn xuân nữ, lễ sĩ sang tuần lưỡng nghi, khi
lễ sĩ sang rồi, nhạc trở lại đờn nam ai, lễ sĩ điện lên tới bàn linh, đồng nhi
vẫn còn thài đến hết bài)
Quì (nhạc đổ trống, lễ sĩ quì đưa rượu cho tang chủ
xá, trống đổ lễ sĩ đứng lến, nhịp thúc lễ sĩ xuống)
Cúc cung bái (nhạc đánh lớp tư, tang chủ lạy ba lạy
hoặc hai lạy)
Á hiễn lễ
Nghệ tửu tôn sở
Quì
Châm tửu
Điện tửu (nhạc cũng hành y như tuần sơ, lễ sĩ sang
tuần tứ tượng, đồng nhi thài từng trung)
Quì
Cúc cung bái
Ai chúc (nhạc đờn Xuân nữ, đồng nhi đọc kinh thế đạo:
Chồng hoặc vợ tế trước; kế đến là Con cháu tế; sau cùng là em tế)
Cúc cung bái (lạy ba lạy hoặc hai lạy)
Chung hiến lễ – Nghệ tửu tôn sở – Quì
Chước tửu (Nhạc cũng hành y như tuần sơ và tuần á)
Điện tửu (lễ sĩ sang tuần bát quái, đồng nhi thài từng
chung)
Quì – Cúc cung bái
Điện tiên trà (Đờn xuân nữ, Trống đổ, lễ sĩ đi thảo,
đồng nhi thài)
Quì
Cúc cung bái (ba lạy hoặc bốn lạy)
Hưng bình thân – Tang chủ dĩ hạ giai xuất
Lễ thành (Xong lễ)
Nghi tiết cúng tế hàng Thần vị:Tang chủ tựu vị
Nghệ hương án tiền
Giai quì
Phần hương
Điện hương
Quì
Thượng hương
Cúc cung
bái (ba lạy)
Hiến hoa quả
Quì
Chỉnh hoa quả
Điện hoa quả
Quì
Thượng hoa quả
Cúc cung bái
Hiến tiên tửu
Quì
Chước tửu
Điện tiên tửu
Quì
Thượng tiên tửu
Cúc cung bái
Ai chúc (Nhạc đờn xuân nữ, đồng nhi đọc kinh chánh tế)
Cúc cung
bái (ba lạy)
Hiến trà
Quì
Điểm trà
Điện tiên
trà
Quì
Thượng
tiên trà
Cúc cung
bái
Hưng bình thân
Tang chủ dĩ hạ giai xuất
Lễ Thành.
Nghi tiết cúng tế theo hàng Thánh vị:Tang chủ tựu vị
Nghệ hương án tiền
Giai quì
Phần hương
Điện hương (Nhạc vô đờn Đảo ngũ cung, lễ sĩ đi thảo,
đồng nhi thài)
Quì
Thượng hương
Cúc cung
bái (ba lạy trơn)
Cung hiến hoa
Quì
Chỉnh hoa
Điện hoa (Nhạc đờn nam xuân, chầu bốn lái, lễ sĩ điện,
đồng nhi thài)
Quì
Thượng tiên tửu
Cúc cung bái
Ai chúc (Nhạc đờn Xuân nữ, đồng nhi đọc kinh chánh tế)
Cúc cung bái
Cung hiến tiên trà
Quì
Điểm trà
Điện trà
Thượng tiên trà
Cúc cung bái
Hưng bình thân
Tang chủ dỉ hạ giai xuất
Lễ thành.
d . Lễ Phụ tế:
– Trước khi tiến hành nghi phụ tế, chức việc chủ lễ
dẫn chương trình hành lễ trình qua các mâm quả phẩm, vật phẩm cúng tế của các
cơ quan ban bộ, Thân bằng quyến thuộc, thông gia suôi nghĩa. Đồng thời thay mặt
tang quyến xin cám ơn và ghi nhận.
– Mời Quý chức sắc, chức việc vào trước linh sàng niệm
hương (Người qui vị là Đạo Hữu). Nếu người qui vị là chức việc thì mời chức sắc
niệm hương; còn nếu người qui vị là chức sắc thì mời chức sắc cao hơn một phẩm
vào niệm hương.
– Đến phần thực hành nghi Phụ tế; mời quí Thân bằng cố
hữu đứng hai bên trước linh sàng chuẩn bị bước vào cúng tế theo sự hướng dẫn
nghi tiết của hai vị lế sĩ chấp sự như sau:
Tế chủ tựu vị (Thân bằng cố hữu bước vào trước linh
sàng, chấp tay bắt Ấn tý)
Giai quì (xá quì xuống)
Phần hương (vị phụ lễ đốt ba cây nhang)
Nguyện hương (Tế chủ cầu nguyện)
Thượng hương
Cúc cung bái (ba lạy hoặc bốn lạy)
Chước tửu
Cúc cung bái (ba lạy hoặc hai lạy)
Chước tửu
Cúc cung bái
Ai chúc (Đồng nhi đọc bài kinh cầu bà con thân bằng cố
hữu qui liễu)
Cúc cung bái (ba lạy hoặc hai lạy)
Chước tửu
Cúc cung bái
Điểm trà
Cúc cung bái (ba lạy hoặc bốn lạy)
Hưng bình thân
Tế chủ dĩ
han giai xuất
Lễ thành.
e . Lễ Cầu
siêu:
Nếu người qui vị là chức sắc hay chức việc hay Đạo Hữu
hữu công thì sẽ được Chức Sắc thay mặt Hội Thánh Tuyên đọc Tiểu sử công nghiệp
hành Đạo, trước khi hành lễ cầu siêu; kế đến vị đại diện cho tang quyến Đáp từ
cám ơn; Khai lễ đặt trước linh sàng, vị đại diện dẫn lễ đứng giữa, tang quyến
đứng hai bên, vị đại diện phát biểu như sau:
– Kính Bạch Hội Thánh!
– Kính Chính quyền địa phương các cấp!
– Kính Quý Chức Sắc, Chức Việc cùng quý Đồng Đạo, Thân
bằng quyến thuộc, Thông Gia Nam nữ gần xa!
– Kính Quý Ban bộ Lễ Nhạc và Đồng nhi!
– Kính thưa Quý Hiền và Quý vị!
Hôm nay nơi tư gia thuộc Tổ Nghi lễ… Họ Đạo… cử hành
Tang lễ cho (Cha Mẹ Anh Chị Ông Bà) của gia đình là vị… đã qui vị vào lúc…
ngày…
Hay được tin buồn nầy, Chư Quý Hiền và Quý vị cùng Quý
Ban bộ Tang tế sự; đã dành thời giờ quí báu đến nơi tư gia: Trước là Cầu nguyện
Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng ban bố Hồng Ân cho linh hồn
người quá cố được siêu thăng nơi cõi Thiêng liêng hằng sống; sau nữa còn hỉ tâm
phúng điếu, chia buồn và cúng tế nhiều mâm quả phẩm; đồng thời quí Ban bộ đã
nhiệt tâm giúp đỡ thực hiện các nghi tiết hành lễ được chu toàn và trang trọng.
Với Nghĩa cử tinh thần cao trọng như vậy; gia đình
tang quyến không biết lấy chi đáp tạ, xin được rót đôi chung rượu lễ, trước
kỉnh Hội Thánh sau kính quý Hiền và Quý vị cho phép Kính dâng Hai lạy (xá) để
thể hiện lòng thành kính tri ân trong muôn một.
Tiếp theo chương trình hành lễ; ngày mai vào lúc 7 giờ
sáng sẽ thiết lễ cầu siêu phát hành an táng nơi Cực lạc Thái bình. Tang gia xin
kính thỉnh Quý hiền và quý vị, một lần nữa đến dự lễ cầu siêu lần cuối và tiển
đưa linh cửu người quá cố đến nơi an nghĩ cuối cùng.
Và sau giờ cầu siêu hôm nay, Tang gia kính xin quý
hiền và quý vị nán lại đôi phút, để dùng bửa cơm thanh đạm và đôi chung trà Đạo
vị thân mật cùng với gia đình.
Kính thưa quý hiền và quý vị!
Trong suốt cuộc lễ tang, gia đình tang quyến vì quá
bối rối nên việc thực hiện chắc không tránh khỏi điều sơ xuất, kính mong được
sự niệm tình thứ lỗi cho; Tang gia đồng cảm tạ.
Nay kính!
Đáp từ xong, tất cả tang quyến quì trước linh sàng.
Toàn thể chức sắc, chức việc, Đồng Đạo dự lễ; đứng hai bên, tay bắt Ấn tý, cùng
đọc với ban Đồng nhi bài kinh Cầu siêu, tiếp đọc bài kinh khi đã chết rồi (đọc
ba lần), khi dứt niệm câu chú của Thầy ba lần.
g . Lễ phát Hành đưa linh cửu an táng:
Thiết lễ cúng Thầy trước, rồi mới làm lễ cáo từ tổ
(Nghi tiết y như lúc thành phục) Xong, thiết lễ cúng vong và cầu siêu trước
linh sàng. Nếu có thỉnh Chức Sắc Hành pháp Đoạn căn hoặc Độ thăng thì thực hành
trong lúc cầu siêu nầy. Tiếp theo là lễ Động quan; Nghi tiết thực hành có nhạc,
Lễ sĩ chấp sự xướng:
Đạo giã tựu vị (Đạo tỳ bước vào đi Bát quái và xếp
hàng trước linh sàng)
Nhơn quan giã bái quan (Đạo tỳ bái quan)
Đạo giã nhập cửu (Đạo tỳ bước đến quan tài chuẩn bị
động quan)
Chấp sự giã triệt linh tà (Bàn vong được dẹp sang một
bên; đồng thời tang chủ bưng khai linh vị, theo sát vị chức việc cầm phướn đồng
bước vào trước Thiên Bàn Kỉnh ba xá, xong đi ra ngoài nhà rạp chờ Đạo tỳ động
quan ra)
Đạo giã cử cửu thăng xa phát hành (Đạo tỳ động quan
tài ra Thuyền Bát nhã đưa an táng).
TRẬT TỰ ĐƯA ĐÁM
(Hàng Nhơn + Địa Thần và hàng vong)
1 . Bảng Đại Đạo
2 . Phướng Thượng Sanh.
3 . Bàn
Linh (Khay linh vị).
4 . Đồng
nhi tụng kinh đưa linh.
5 . Vảng
lụy (nếu có).
6 .
Thuyền Bát nhã chở linh cửu.
7 . Tang
quyến.
8. Chức
Sắc, Chức Việc, Đạo Hữu, Quyến thuộc Nam Nữ.
Nếu đưa đám hàng Thiên thần (Lễ sanh và các cấp phẩm
tương đương) thì khoản [3] là bàn Hương án 1 Lọng, hai vị Lễ sĩ hầu: Đồng nhi
tụng kinh đưa linh đi trước bàn Hương án. Đồng thời sau Thuyền bát nhã là Dàn
nam.
h . Lễ Hạ Huyệt:
Nghi thức được tiến hành tuần tự như sau:
– Thiết lễ cúng cầu nguyện Hoàng Thiên Hậu Thổ gởi thi
hài Thân xác của người qui liễu được an nghĩ nơi lòng Đất.
– Thân bằng quyến thuộc đọc Điếu văn hoặc bày tỏ lời
phân ưu cùng gia đình tang quyến. (nếu có)
– Phần đáp từ của Tang quyến.
– Phần thực hành tụng kinh: Tang quyến sắp xếp thứ tự
quì Hành lễ trước Đầu huyệt (Quan tài đặt trên Huyệt và khay linh vị đặt trước
đầu Huyệt); đồng nhi tụng kinh Hạ huyệt (ba lần), tiếp tụng vãng sanh Thần chú
(ba lần), khi dứt niệm câu chú của Thầy (ba lần); Mỗi lần đọc đến cuồi bài
kinh, Tang quyến đều phải lạy ba lại.
– Đạo Tỳ Hạ huyệt, lấp táng.
– Mãn lễ.
5 . NHỮNG ĐIỀU KIỆN QUY ĐỊNH KHI
THỰC HIỆN TANG LỄ:
a . Chức Việc Nữ phái chỉ được chứng lễ cầu hồn, nhập
mạch và rước vong.
– Chức Sắc hoặc Chức Việc Nam phái cầu hồn cho người
nam phái qui vị.
– Chức Sắc hoặc Chức Việc Nữ phái cầu hồn cho người nữ
phái qui vị.
Nếu không có Chức Sắc hoặc Chức Việc Nữ phái thì Chức
Sắc hoặc Chức Việc Nam phái mới cầu hồn cho người nữ qui vị.
Việc đưa rước vong phát hành; vào cầu nguyện tại Đền
Thánh, Thánh Thất, hay Điện Thờ Phật Mẫu thì cũng theo thể lệ trên: Nam rước
nam, Nữ rước nữ.
b . Tang Lễ cho Nhi đồng:
Con nhà Đạo từ 1 đến 17 tuổi có giấy tắm Thánh giữ
trọn trai giới; nếu qui vị thì được tụng đủ kinh, nhưng không đăng điện, không
làm phép Đoạn căn, không làm Tuần cửu, có Thượng sớ Tân cố.
Nếu không có giấy Tăm Thánh hoặc không giữ trai giới
thì hành lễ tang theo nghi Bạt tiến của người chưa vào Đạo. Đúng 18 tuổi, phải
lập thệ Nhập môn đổi giấy Tắm Thánh, lãnh Sớ cầu Đạo. Nếu năm 18 tuổi mà chưa
nhập môn, thì dù có giấy tắm Thánh cũng tính như người ngoại Đạo. Lễ tang trong
trường hợp nầy thực hành theo nghi Bạt tiến của người chưa vào Đạo.
c . Tang lễ cho người chết sa ngả bỏ Đạo và những
người chưa vào Đạo:
Hành lễ phần Thế Đạo; Cầu hồn, nhập mạch, cầu siêu:
chỉ tụng một bài kinh Cầu siêu 3 lần, khi dứt niêm câu chú của Thầy 3 lần; đưa
an táng tụng kinh cầu siêu liên tục từ lúc khởi hành đến khi Hạ huyệt (Không
tụng kinh đưa Linh cửu, kinh Hạ huyệt), đọc Vãng sanh chú.
d . Đạo Hữu không giữ đủ tai giới 10 ngày, hành Tang
lễ theo nghi Bạt tiến:
Thượng sớ Tân cố, tụng kinh cầu hồn, kinh Tẩn liệm, Tế
điện, cầu siêu bạt tiến (tụng một bài kinh cầu siêu 3 lần) khi dứt niệm câu chú
của Thầy 3 lần, có tụng kinh đưa Linh cửu, Tiểu, Đại Tường; mỗi khi đến ngày
Tuần cửu thì đem Linh vị đến Thánh Thất vào Ngọ thời (12 giờ trưa) cúng lễ Cầu
siêu và tụng Di Lạc chơn kinh.
Không được phép nhập môn thế, ăn chay thế cho người
chết để xin được hành đủ Lễ tang theo phép Đạo.
e . Về người tự vận và người bị sét đánh:
Người tự vận chết không hành lễ tang theo phép Đạo.
Người bị sét đánh, hành lễ tang phần Thế Đạo: có Tế điện, không cầu siêu, không
tụng kinh đưa linh, không tụng kinh Hạ huyệt, có Vãng sanh Thần chú, không làm
Tuần cửu.
g . Bái Lễ hàng Thần vị:
Theo Pháp Chánh Truyền chú giải qui định rõ: Lễ sanh
đối phẩm Thiên Thần; Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần; chư
Tín đồ đối phẩm Địa Thần.
Do vậy, Đạo Hữu, Chức Việc giữ trai giới 10 ngày trở lên,
không phạm qui điều Luật Đạo, khi qui vị được hưởng phần bái Lễ theo hàng Thần
vị (3 lạy). Còn nếu Đạo Hữu, Chức Việc không tuân hành đúng qui định Luật Đạo,
thì bái lễ theo hàng vong thường (4 lạy).
h . Chức Sắc không giữ trai giới:
Những vị Chức Sắc, kể từ hàng phẩm Lễ sanh và tương
đương trở lên, khi qui vị: Nếu giữ Trường trai được đưa vào Khách đình hoặc Báo
Ân Từ hành Lễ Tang theo Hàng phẩm. Nếu giữ thập trai thì hành lễ Tang tại tư
gia theo hàng phẩm. Nếu không giữ đủ thập trai thì để tại tư gia hành đám tang
theo nghi Bạt tiến: Tẩn liệm không được mặc Thiên phục, cầu nguyện theo thế
danh, lạy theo hàng vong thường.
i . Chức Việc không giữ đủ thập trai:
Khi qui vị, Lễ tang thực hiện theo nghi Bạt tiến;
không mặc Đạo phục Tẩn liệm, không đắp phủ quan dành cho hàng chức việc mà đắp
phủ quan đen nơi Thánh Thất không dọng chuông báo tử.
Chức Việc Bàn Trị Sự sở tại và Ban cai quản (Đầu Tộc)
Họ Đạo Địa phương, nếu biết được Chức Sắc, Chức Việc nơi Giáo phận mình không
giữ đúng trai giới theo Luật Đạo, phải có trách nhiệm đến nhắc nhở để đương sự
sửa chửa. Nếu không kết quả, Bàn cai quản (Đầu Họ) Họ Đạo phúc trình lên Hội
Thánh.
k . Hành lễ Tuần cửu từ Nhứt cửu đến Cửu cửu, Tiểu
Tường, Đại Tường:
Vào Ngọ thời, đúng ngày đã định (ghi sẵn sau linh vị);
tang quyến đem linh vị vào Đền Thánh hoặc Thánh Thất Hành lễ làm Tuần đúng theo
qui định phép Đạo.
Nếu Tang quyến có nhu cầu Hành lễ Hiệp cửu, Tiểu, Đại
tường tại tư gia; Nghi tiết được thực hành tuần tự như sau:
– Vào Ngọ thời, thiết Lễ cúng Thầy, dâng một Bửu (trên
Thiên bàn vẫn phải có đủ Tam Bửu); do Linh vị đã được đưa vào Đền Thánh hoặc
Thánh Thất hành lễ.
– Hành lễ tại Đền Thánh hoặc Thánh Thất xong; Linh vị
được đưa về tư gia, Thiết lễ Cáo từ tổ nơi bàn thờ Cửu huyền Thất tổ (trước đó
đã có cúng Đất đai rồi; tiếp theo qua Bàn vong Hành lễ Đăng điện, cúng tế, tụng
kinh Khai cửu một hiệp, tiếp tụng kinh Cửu cửu, Tiểu hoặc Đại tường ba hiệp,
dứt niệm câu chú của Thầy ba lần. Lễ thành.
– Tang quyến Đáp từ để tạ ơn chung các Cơ quan Ban Bộ,
Thân bằng cố hữu. Kế tiếp là phần Lễ Niệm hương và bái lễ Linh vị. Đến đây nếu
là Lễ Cửu cửu và Tiểu tường thì mãn lễ.
– Còn nếu là Lễ Đại tường thì thực hành tiếp phần Lễ
đốt Linh vị và Xả tang như sau: Vị Chánh Trị Sự (Chủ lễ) mặc Đại phục, cùng mời
toàn thể Tang quyến đến hai bên trước Thiên bàn nhập Đàn Kỉnh lễ; vị Chánh Trị
Sự quì trước phía sau là khay Linh vị, tang quyến quì sau Linh vị đồng cầu
nguyện Đức Chí Tôn để xả tang, vị chứng lễ đứng lên, (tang quyến vẫn quì) bắt
đầu đốt Linh vị, đồng thời Đồng nhi khởi tụng ba biến Vãng sanh Thần chú, dứt
niệm 3 lần cau chú của Thầy, xong Tang quyến lạy Thầy ba lạy, đứng lên xá bải
Đàn.
Tất cả Tang quyến qua bàn vong Cầu nguyện xả tang, vị
Chánh Trị Sự xả tang cho một người trưởng trong Tang quyến, còn bao nhiêu tự
lột khăn trên đầu xuống, xong lạy và đứng dậy xa bước ra ngoài sẽ cởi hết đồ
tang ra đốt hay để tùy gia quyến. Xong lễ.
C . NGHI TIẾT THỰC HÀNH LỄ ĐÁO TUẾ,
CHÚC THỌ
1 . Tịnh túc thị lập:
2 . Chấp sự giã các tư kỳ sự:
3 . Cung thỉnh Thọ Đại nhơn đăng Thọ Tịch: Kính
mời người được mừng Thọ lên ngồi trên ghế đặt nơi giữa Nội nghi (Thọ Tịch).
4 . Nhạc công khởi nhạc: Ban Nhạc khởi đánh Bắc
Đẩu.
5 . Cung thỉnh Thọ Bằng đăng Bồi tịch: Kính mời
quí vị Thân bằng trên ghế, đã sắp đặt sẵn hai bên trước bàn Nội nghi.
6 . Tử Tôn tự lập: Con chấu bước vào hầu Lễ
(sắp xếp đứng thứ tự trước Nội nghi, nơi vị Thọ Nhơn ngồi).
7 . Giai quì: Tất cả con cháu đều quì.
8 . Hành lễ…… Thọ: (Thượng, Trung hoặc Hạ Thọ):
Con cháu Cầu nguyện cho Cha hoặc Mẹ, Ông hoặc Bà sống lâu trăm tuổi.
9 . Cúc cung bái: Con cháu lạy (2 lạy).
10 . Tấn Sạn: Dâng các món ăn.
11 . Quì: Một người con hoặc cháu cùng Bốn vị
Lễ sĩ, quì trước Ngoại nghi.
12 . Chỉnh Sạn: Con cháu sắp xếp thức ăn đặt
lên chiếc Đài do Lễ sĩ bưng hai bên; (Nhạc đổ trống, Lễ đứng lên).
13 . Hiến Sạn: Nhạc gài trống, đờn; Lễ điện;
Đồng nhi thài bài Dâng Cơm, Hiến lễ vào Nội nghi.
14 . Quì: Lễ quì; Con cháu dâng cơm, thức ăn
lên; hai vị Chấp sự phụ lễ đưa cơm vào Nội nghi cho vị Thọ nhơn dùng; Lễ đứng
lên sang trở xuống Ngoại nghi.
15 . Cúc cung bái: Con cháu lạy (2 lạy).
16 . Cung tấn Tửu nghi: Nhạc xây đờn bài Hạ, Lễ
bưng ly nhạo đứng nơi ngoại nghi.
17 . Quì: Nhạc đổ. Lễ quì.
18 . Chước Tửu: Con cháu rót rượu, nhạc đổ
tróng, Lễ đứng lên, xây vào hướng Nội nghi.
19 . Hiến tửu: Nhạc gài trống đờn Đảo, chầu tám
lái, Lễ điện, Đồng nhi thài bài dâng rượu hiến lễ vào Nội nghi.
20 . Quì: Đến Nội nghi Lễ quì.
21 . Thượng Tửu nghi: Con cháu dâng rượu lên vị
Thọ nhơn; Lễ đứng lên trở xuống Ngoại nghi.
22 . Cúc cung bái: Lạy 2 lạy.
23 . Phân hiến Thọ tửu: Nhạc trổi Bắc cấu, chấp
sự hai bên đều rót rượu mời các vị Thân bằng cùng uống với Thọ nhơn.
24 . Khánh chúc: Nhạc gài trống, trổi Nam xuân,
Đồng nhi đọc bài Khánh chúc.
25 . Cúc cung bái: lạy hai lạy.
26 . Cung Tấn trà nghi: Hành như từng tửu.
27 . Quì: Hành như từng tửu.
28 . Điểm trà: Hành như từng tửu.
29 . Hiến trà: Hành như từng tửu.
30 . Quì: Hành như từng tửu.
31 . Thượng trà nghi: Hành như từng tửu.
32 . Cúc cung bái: Hành như từng tửu.
33 . Hưng bình thân: Con cháu đứng dậy bước ra
hai bên (Nam bên tả, Nữ bên hữu).
34 . Chúc huấn từ: Vị Thọ nhơn để lời phủ dụ
dạy bảo con cháu. Đại diện con cháu hứa tuân lời dạy bảo của người.
35 . Tử tôn dĩ hạ giai xuất: Con cháu bước ra
ngoài.
36 . Lễ thành: Xong lế.
III. CHƯƠNG BA: LUẬT PHÁP ĐẠO
Để bảo thủ Chơn truyền khỏi bị tay phàm canh
cải ra phàm giáo, nên trong cửa Đại Đạo có đủ LUẬT và PHÁP.
LUẬT: là Tân Luật.
PHÁP: là Pháp Chánh Truyền.
Tân luật và Pháp Chánh Truyền là Quy củ, chuẩn thằng
của Đạo cũng như Hiến Pháp là điều luật của một nước. Người dân biết tôn trọng
Hiến pháp, nước mới có trật tự an ninh, thái bình Thiên hạ. Còn Tín đồ của Đạo
có trọn tuân hành Luật pháp mới giữ được Chơn Truyền Chánh Giáo.
Đạo là con đường Thiêng Liêng siêu việt cứu độ chúng
sanh thoát khỏi chốn trần ai tội lỗi mà loài người còn phải chịu đày đọa vay
vay, trả trả dưới phép nhơn quả luân hồi. Nếu người giữ Đạo biết trọn tuân luật
lệ thực hành y theo luật pháp chơn truyền là ung dung tiến bước trên con đường
Chánh Đạo; nhược bằng hành vi ra ngoài Luật pháp thì phải bị sự lôi cuốn của
vật chất, người hành Đạo như thế đã xa chơn truyền Chánh giáo và sa vòa bàn môn
tả đạo rồi vậy.
Người giữ Đạo mà tuân y theo luật pháp ví như người
thợ hành nghề có mực thước; thợ không mực thước thì chẳng tạo nên vật dung
trang hoàng. Còn người Đạo chẳng giữ gin khuôn viên Luật pháp Chơn Truyền của Đạo
thì không đắc vị Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi cõi Thiêng Liêng Hằng sống, mà
trái lại còn sa đọa vào đường tội lỗi muôn năm ngàn kiếp trong phép luân hồi.
1 . TÂN LUẬT
Gồm có ba phần:
* Đạo Pháp: Gồm 7 chương, 32 điều luật.
* Thế Luật: Gồm 24 Điều luật.
* Tịnh Thất: Gồm 8 Điều luật.
2 . PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI:
Gồm 39 đề mục.
* Giải thích, phân định quyền hành và trách nhiệm cảu
từng cấp phẩm Đạo từ Giáo Tông đổ xuống phẩm Thông sự là những phẩm vị Chức
Sắc, Chức Việc Nam nữ Cửu Trùng Đài.
* Chú giải, phân tích quyền hành và trách nhiệm, Đạo
phục của Chức Sắc Hiệp Thiên Đài:Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thập Nhị Thời Quân, Bảo
văn Pháp Quân, Bảo Sanh Quân, Sau cùng là bài diễn văn của Đức Hộ Pháp.
3 . THẬP HÌNH CỦA ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG:
PHẠM PHÁP
* Đệ Nhứt hình:
a. Không tuân Pháp Chánh Truyền và Đạo Nghị Định (Bát
Đạo Nghị Định của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp).
b. Phản loạn Chơn truyền.
c. Chia phe phân phái và lập tả đạo bàn môn.
Những vị nào phạm vào các điều trên đây thì khép vào
tội thứ nhứt trong Thập hình của Đức Lý Giáo Tông, nghìa là “TRỤC XUẤT”.
* Đệ nhị Hình:
Chư Chức Sắc Thiên phong không tùng mạng lịnh của Hội
Thánh:
a. Thuyên bổ không đi.
b. Không trọn phế đời hành Đạo.
c. Bỏ bê phận sự.
Những vị nào phạm vảo các điều trên đây thì bị khép
vào tội thứ Hai trong Thập hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa à “GIÁNG CẤP”
tới Tín đổ.
* Đệ Tam Hình:
a. Làm nhơ danh Đạo.
b. Mượn danh Đạo tạo danh đời.
c. Lợi dụng danh Đạo làm điều bất chánh.
Những vị nào phạm vào các khoản trên đây thì khép vào
tội thứ Ba trong Thập hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là “GIÁNG CẤP” từ đương
quyền xuống tới hai hay là một cấp.
* Đệ Tứ Hình:
a. Lấn quyền, giành quyền.
b. Phạm thượng.
c. Tự chuyên sửa cải chơn truyền.
Những vị nào phạm vào các khoản trên đây thì bị khép
vào tội thứ Tư trong Thập hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là “NGƯNG QUYỀN”
từ 3 năm tới 5 năm.
* Đệ Ngũ Hình:
a. Mê hoặc chúng sanh.
b. Cám dỗ.
Những vị nào phạm vào các khoản trên đây thì bị khép
vào tội thứ Năm trong Thập hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là “NGƯNG QUYỀN”
từ 1 năm tới 3 năm và phạt vào Tịnh Thất.
PHẠM LUẬT
* Đệ Nhứt hình:
a. Không tuân Tân Luật và các Luật lệ của Hội Thánh.
b. Công kích Hội Thánh.
c. Nghịch mạng.
Những vị nào phạm vào các khoản trên đây thì bị khép
vào tội thứ Nhứt trong Thập hình của Đức Lý Giáo Tông, nghĩa là “TRỤC XUÂT”.
* Đệ Nhị hình:
a. Tư thông.
b. Dấy
loạn chúng sanh.
Những vị
nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ Nhì trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là “GIÁNG CẤP” tới Tín Đồ.
* Đệ Tam
hình:
a. Tham
lam Tài chánh.
b. Giả
mạo văn từ.
Những vị
nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ Ba trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là “GIÁNG CẤP” từ phẩm đương quyền xuống tới 2 hay 1
cấp.
* Đệ Tứ
hình:
a. Khi
lịnh Hội Thánh.
b. Lập
quyền riêng.
Những vị
nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ Tư trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là phải “NGƯNG QUYỀN” từ 3 năm tới 5 năm.
* Đệ Ngũ
hình:
Phạm Ngũ
giới cầm.
Những vị
nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ năm trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là thuyên bổ đi nơi khác chỗ của mình đương hành Đạo.
* Đệ Lục
hình:
Cường
ngạnh.
Những vị
nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ sáu trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là phạt vào Tịnh thất từ một tháng tới một năm, mà còn hành
chánh như thường.
* Đệ Thất
hình:
Những vị
nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ tám trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là thuyên bổ đi nơi khác chỗ của mình đương hành Đạo.
* Đệ Bát
hình:
a. Bê trể
phận sự.
b. Biếng
nhác.
Những vị
nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ sáu trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là phải về Tòa Thánh đặng gần Giáo Tông và Hộ Pháp cầu học
Đạo.
* Đệ Cửu
Hình;
a. Ganh
ghét.
b. Hung
bạo.
c. Đố Kỵ.
d. Xu
phụ.
Những vị
nào phạm vào các điều trên thị khép vào tội thứ 9 trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa là phải ăn sám hối, thọ tội cùng chúng sanh.
* Đệ Thập
hình:
Phạm Thế
luật.
a. Những
vị nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ 10 trong Thập hình của Đức Lý
Giáo Tông, nghĩa à hầu kẻ Đức hạnh của Hội Thánh định, đặng cầu học Đạo.
b. Nhứng
vị đã phạm tội mất phẩm vị Thiên phong của mình, phải có luật ân xá của quyền
Vạn Linh và Chí Tôn mới đặng; nhưng bốn Cơ quan toàn thể chánh trị Đạo (Hành
chánh, Phước thiện, Phổ tế, Tòa Đạo) còn phương tế độ là minh tra công nghiệp,
khi những vị ấy biết ăn năn, lập nên công nghiệp phi thường, toàn công chúng
hoan nghinh và Tòa Đạo minh tra đủ lẽ, thì đặng phép phúc sự với một vị chức
sắc Thiên phong nào của kẻ phạm lựa chọn, hầu phục quyền đoái công chuộc tội,
thì mới đặng cầu xin phục chức.
4 . BÁT ĐẠO
NGHỊ ĐỊNH CỦA ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG:
* ĐẠO NGHỊ
ĐỊNH THỨ NHỨT:
Điều thứ
Nhứt: Cả Chức Sắc Hội Thánh Cửu
Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phải tuân y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền mà hành
Đạo theo trách nhậm của mỗi người; lớn chẳng đặng giành quyền nhỏ, nhỏ chẳng
đặng lấn quyền lớn.
Điều thứ
Nhì: Cả Chức Sắc Thiên Phong Cửu
Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phải ban hành nghị định nầy kể từ ngày 15/10, ai
phạm tội, giải Tòa Tam Giáo.
* ĐẠO NGHỊ
ĐỊNH THỨ NHÌ:
Điều thứ
Nhứt: Ban quyền hành cho Thượng Đầu
Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác, còn phần
Thiêng Liêng có Lão.
Điều thứ
Nhì: Chức Sắc Cửu-Trùng-Đài, duy
bậc Chánh Phối Sư phải tùng quyền mà Hành chánh về phần chánh trị của Đạo, song
đặng thế mặt cho Đầu Sư, đương buổi Người cầm quyền Giáo Tông của Lão.
Điều thứ
Ba: Mọi việc chi thuộc về quyền
chánh trị; đều giao cho Chánh Phối Sư.
Điều thứ
Tư: Chánh Phối Sư đặng trọn quyền
thông cùng Chánh phủ và nhơn sanh; nhưng buộc phải có Hội viên nhơn sanh và Hội
Thánh chăm nom cơ hành động.
Điều thứ
Năm: Nghị định nầy sẽ ban hành ngày
Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.
* ĐẠO NGHỊ
ĐỊNH THỨ BA:
Điều thứ
Nhứt: Chánh Phối Sư Nam phái,
hành chánh riêng nam; Chánh Phối Sư Nữ phái hành chánh về nữ. Nam Nữ phân
quyền.
Điều thứ
Hai: Chức Sắc hành chánh các nơi,
chia quyền theo đẳng cấp như vầy:
Phối Sư,
phải ở tại Tòa Thánh.
Giáo Sư,
làm đầu một Tỉnh.
Giáo Hữu,
làm đầu một Họ.
Lế sanh,
làm đầu một Quận.
Chánh Trị
Sự, làm đầu một Làng.
Phó Trị
Sự, làm đầu một xóm cùng Thông sự.
Điều thứ
Ba: Cả Chức Sắc có địa phận đặc
biệt, chẳng đẳng ra khỏi ranh đất trách nhiệm của mình, mà gầy điều ganh lẩn.
Điều thứ
Tư: Cả Chức Sắc phải tùng lịnh Hội
Thánh, chẳng đặng tự chuyên mà cải sửa Chơn Truyền của Đạo.
Điều thứ
Năm: Những Chức Sắc phạm tội về
nghị định nầy, phải bị giải ra Tòa Tam Giáo.
Điều thứ
Sáu: Nghị định nầy sẽ ban hành từ
ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.
* ĐẠO NGHỊ
ĐỊNH THỨ TƯ:
Điều Thứ
Nhứt: Thượng Chánh Phối Sư có quyền
xem xét các nơi. Chăm nom Đạo Hữu.
Điều Thứ
Nhì: Ngọc Chánh Phối Sư đặng quyền
trị Chức Sắc phần Đạo và phần Đời, coi Chơn Truyền Hội Thánh, buộc Chức Sắc làm
y phận sự.
Điều Thứ
Ba: Thái Chánh Phối Sư, đặng quyền
điều đình Phổ độ, tài liệu của Đạo đều nơi người chủ định lương hướng cho Chức
Sắc Thiên Phong, lo về tài chánh.
Điều Thứ
Tư: Thượng Chánh Phối Sư, đặng
quyền thay mặt cho toàn Đạo mà giao thông cùng Chánh phủ và cả Tín đồ, quyền
giáo dục nhơn sanh do nơi tay người nắm, làm Chủ tọa Hội Nhơn Sanh.
Điều Thứ
Năm: Ngọc Chánh Phối Sư, cầm quyền
sửa trị cả Chức Sắc, Tín đồ, thì quyền tạp tụng cũng nơi người nắm chặc.
Điều Thứ
Sáu: Thái Chánh Phối Sư, đặng quyền
cầu xin Chức Sắc hành Đạo tha phương, song tại nơi người điều độ, làm chủ tọa
của Hội Thánh.
Điều Thứ
Bảy: Cả quyền hành đã phân định kể
từ ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.
* ĐẠO NGHỊ
ĐỊNH THỨ NĂM:
Điều Thứ
Nhứt: Buộc cả Chức Sắc đã thọ phong
phải phế đời hành Đạo.
Điều Thứ
Nhì: Những Chức Sắc đã trọn hiến
thân cho Đạo, mới đặng kể vào Hội Thánh, còn những kẻ ngoài vòng thì chẳng dự
vào chánh trị Đạo.
Điều Thứ
Ba: Vì công khai Đạo của nhiều
người, nên cho những kẻ nào đặng Hội Thánh nhìn rằng: hữu công cùng Đạo; vào
hàng Chức Sắc Hàm Phong.
* ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ SÁU:
Hai vị Thiên phong Giáo Tông và Hộ Pháp, phải điều
đình Hiến pháp, sửa trị Đài mình cho hiệp Pháp Chánh Truyền, nên đồng ký tờ nầy
mà ước hẹn.
* ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ BẢY:
Điều Thứ Nhứt: Cả Chức Sắc nam nữ Cửu Trùng Đài đã trọn hiến thân cho
Đạo buổi sơ khai đẳng đẳng đồng thăng nhứt cấp, trừ ra:Một là người nào hiến
thân cho Đạo sau ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.
Hai là không trọn tuân luật pháp, không trọn giữ phận
sự của mình.
Ba là người cầm quyền hành chánh chẳng toàn công.
Bốn là người nghịch Chơn Truyền chánh giáo, gây tả đạo
bàn môn.
Năm là người mới thọ phong ân thưởng.
Điều Thứ Hai: Cả Chức Sắc Thiên Phong Hội Thánh ngoại giáo tùng quyền Chưởng Đạo Nguyệt
Tâm đã đủ ân phong công nghiệp, chẳng đặng thăng cấp.
Điều Thứ Ba: Nhứng người đã có công nhưng đắc tội cùng Hội Thánh, thì phải giao nạp cho
Hiệp Thiên Đài, chừng nào Tòa Tam Giáo Hiệp Thiên cho trắng án thì đặng thăng
đẳng cấp như Chức Sắc Thiên phong hữu công cùng Đạo.
¾¾Điều Thứ Tư: Quyền Giáo Tông và cả Chức Sắc Thiên phong Hội
Thánh Nhị Hữu hình Đài phải thi hành Nghị định nầy.
¾¾Điều Thứ Năm: Bác cả sớ cầu phong thưởng.
* ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ TÁM:
Điều Thứ Nhứt: Những chi phái nào do bởi ĐAỊ ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ làm
gốc lập thành, mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh thì cả chúng sanh chẳng đặng
nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyền là bàn môn tả đạo.
Điều Thứ Hai: Các Tôn Giáo xin nhập môn vào mối Chơn Truyền phải có đủ quyền Vạn linh và
quyền Chí Tôn công nhận.
Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày Rằm tháng 7 năm Giáp
Tuất
5 . TRÍCH ĐẠO LUẬT MẬU DẦN – 1938:
Khoản 1 – Điều thứ nhứt: Cầu phong:
Chiếu theo Thánh Giáo của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm
Chơn Nhơn thì: Chánh Trị Sự phải có 5 năm công nghiệp, đầy đủ với chức trách
của mình, sau nữa phải có tờ Kiết chứng công nghiệp, Tờ Tánh hạnh, trường trai,
đạo đức, đủ tư cách và phải độ đặng 300 người Nhập môn (Chẳng kể số Đạo Hữu của
vị Cựu Chánh Trị Sự đã độ đặng), thì mới đặng vào sổ cầu phong.
Các Khoản 5, 6, 7, 8 – Điều thứ hai – Chương một:
– Muốn cho toàn Đạo kết chặt giải tâm đồng tương thân
hòa ái, thì cần năng hội hiệp nhau cho thường để kết tình thân mật, hầu chia
vui sớt thảm cho nhau mà gầy khối yêu thương chơn thật.
Vậy mỗi kỳ Sóc Vọng nơi Thánh Thất toàn chư Chức Sắc,
Chức Việc nam nữ bên Hành chánh hay là bên Phước Thiện cũng phải đến chầu Lễ
Đức Chí Tôn, trước là học hỏi lẫn nhau, sau nghe đọc các Châu tri bố cáo về sự
hành động của Đạo.
– Mỗi Thánh Thất phải lập một tấm bản biên tên Chức
Việc, đặng sau khi biên tên vào sổ kỷ niệm rồi, ghi vào bản ấy cho dễ bề xem
xét, coi những vị nào biếng nhác không đến hầu Đàn.
– Còn trong hàng Đạo Hữu thì cũng cứ biên vào sổ kỷ
niệm như xưa nay, nhưng buộc Chánh Trị Sự phải chăm nom nhắc nhở.
– Trong một năm 24 kỳ Đàn, mà những con cái biếng nhác
của Đức Chí Tôn không đến thăm viếng người ít nữa là 20 kỳ Đàn, thì Hội Thánh
sẽ không ngó ngàng đến nữa, dầu cho trong đường đời hay là đường Đạo của họ
cũng vậy. Nếu như có bận việc chi phải buộc mình vắng mặt, thì phải có tờ giấy
Chức Sắc Thiên Phong vi chứng mới đặng.
Các Khoản 6, 7, 8 – Điều Thứ Ba – Chương Thứ Nhứt: Hành Chành:
– Bàn Trị Sự, nên chọn cử người có tài đức, bất luận
là hạng thanh niên hay là bậc trưởng lão, miễn vị ấy đặng phần đông tín nhiệm
là đủ.
– Nếu như một ai còn đương quyền Đời mà muốn vào hàng
phẩm Chức Việc thì phải từ bỏ quyền Đời, đặng để trọn tâm lo tròn trách nhiệm
Đạo.
– Mỗi khi khuyết Chánh Trị Sự, thì chỉ có hàng Phó Trị
Sự và Thông Sự đặng quyền dự cử mà thôi (trừ ra những vị nào đã bị phạm luật
pháp có hình phạt của Hội Thánh). Còn như khuyết Phó Trị Sự, Thông Sự thì chọn
những vị nào có Đạo đức, đủ tư cách hoặc dày công; ngoài ra những vị trên đây,
thì Đạo hữu nào dầu mới nhập môn cũng đặng dự cử, miễm là đủ sức tín nhiệm của
toàn Đạo trong địa phận thì đặng. Nhưng trừ ra những vị nào đã bị phạm luật
pháp có hình phạt của Hội Thánh và người trong các chi mới trở lại.
CHUNG
Hạnh Đường [1] [2]