TÁI CẦU: HỒI 20 giờ 45
LÝ GIÁO TÔNG
NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM.
- Chào Chư Thánh và toàn Đạo nam nữ.
- LÃO rất hân hạnh được tái ngộ cùng các bạn, quý vị hôm nay
có việc chi hỏi?
- Bảo Đạo, Bạch Hội Thánh Lưỡng Đài Hiệp Thiên, Cửu Trùng và
Phước Thiện nam nữ trong các phiên họp đã cứu xét và chấp thuận bổn QUAN, HÔN,
TANG, LỄ do Ủy Ban gồm nhiều Chức Sắc chuyên môn soạn thảo.
Trân trọng kính cẩn dâng lên cầu xin Đức NGÀI từ bi phê
chuẩn để ban hành cho toàn Đạo thi hành.
Kính Dâng.
* Phê chuẩn và ban hành nhưng sau này có khuyết điểm thì
được điều chỉnh lại,do Hội Thánh Lưỡng Đài quyết định.
Lão ban ơn cho toàn Đạo.
THĂNG.
Sao y Thánh Giáo
Tòa Thánh ngày 16tháng 11Ất Mão
DL ngày 18-12-1975
Hiến Pháp
Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài
Ký tên đóng dấu
Trương Hữu Đức.
Quan Hôn Tang Lễ.
Ngày xưa, ở bên nước Tàu (Trung Hoa) con trai đến 18 tuổi
làm Lễ Đội Mũ gọi là Lễ Gia Quan; con gái đến 16 tuổi làm Lễ Cài Trâm gọi là Lễ
Cập Kê. Ta cũng theo phong tục nước Tàu, nên có câu ca dao:
Trai thời 18 Gia Quan,
Gái thời 16 hiệp đàng Cập Kê.
Tuổi đến thời cho con trai
đội mũ, con gái cài trâm là tuổi trai gái đã trưởng thành, đủ sinh lực, cha mẹ
có thể định lứa đôi được. Trai gái đến tuổi ấy, ta thường gọi là tuổi dậy thì.
Đám cưới tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh. Cô dâu và chú rể
cùng hai họ đang tiến vào Đền
Thánh. Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion Institute for Historic.
Người Tàu, người Việt hay
có cái lệ dựng vợ, gã chồng cho con sớm, gọi là tảo hôn. Điều nầy có hại cho
sức khỏe trai và gái. Nếu có sanh con sớm, thì con cũng không được cường tráng.
Lệ tảo hôn ngày nay đã giảm bớt nhiều rồi, vì điều kiện sanh sống trong xã hội,
nên định con trai 19 tuổi lấy vợ, con gái 18 tuổi lấy chồng.
Khi hành lễ Gia Quan Cập
Kê, gia trưởng có mời thân tộc, họ hàng đến mầng con cháu đã trưởng thành. Ai
cũng có một lời dạy con trai, con gái đã lớn khôn rồi, phải biết giữ phận làm
người. Trai có phận trai, gái có phận gái, đừng làm điều chi cha mẹ phải buồn
lòng, tông môn phải nhục nhã.
Ở nước ta hiện giờ, không
còn ai làm lễ Gia Quan Cập Kê cho con nữa. Tục lệ cũ đã bỏ.
Nên nhớ, Lễ Gia Quan đây
không phải là Lễ Gia Quan Tấn Tước. Lễ Gia Quan Tấn Tước là lễ của hàng Quan
Lại, mầng được thăng phẩm tước, được lên chức.
* * *
Lễ Đăng Quan hoặc Tấn Phong
Nếu có trường hợp nầy, Hội
Thánh sẽ tổ chức, chớ không áp dụng
thường xuyên.
Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, sanh ngày
mùng 2 tháng 2 năm Canh Dần (1890) tại làng Hiệp Hòa (Chợ Lớn). Ngài được
toàn Đạo Tấn Phong, Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài
vào ngày 21
tháng 5 Tân Hợi (dl dl 13-6-1971),
tại Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Đăng Tiên 1976),
hưởng thọ 86 tuổi. Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion
Institute for Historic.
HÔN NHÂN.
Trai lớn lên cưới vợ, gái
lớn lên lấy chồng là lẽ đương nhiên. Việc hôn nhơn là việc tối trọng trong đời
người. Tìm đâu có hạnh phúc? Hạnh phúc ở trong việc hôn nhơn. Thật vậy, không
có gì vui thích cho bằng trong gia đình được vợ chồng hòa thuận, đầm ấm, thành
thật yêu đương nồng hậu. Vợ biết tùy theo ý muốn của chồng, chồng biết thương
vợ, không làm phật ý vợ, ăn ở với nhau lâu ngày, càng sâu ngãi biển, càng dài
tình sông.
Đám cưới trong
nhà thờ Cao Đài. Chức sắc Cao Đài ban phép lành cho đôi tân hôn. Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion
Institute for Historic.
Cha mẹ dựng vợ gã chồng
cho con, không ngoài ý muốn đem hạnh phúc cho con. Cha mẹ nào có con cũng mong
ước: "Gái thì đẹp phận mây xanh, bền duyên tơ tóc; trai thì nên nghĩa đá
vàng, keo sơn gắn chặt".
Việc kết nghĩa Sui Gia,
kén dâu kén rễ phải thận trọng, lọc lừa cho kỹ, nhớ câu: "Rau nào sâu
nấy". Dâu thì nên chọn con nhà có đức hạnh, nhân từ, không có tiếng tăm gì
đồn đãi; rễ thì kiếm con nhà gia giáo, siêng năng cần mẫn việc làm.
Tuy nói cha mẹ kén dâu,
kén rễ nhưng phải có sự ưng thuận của con. Cha mẹ nên nghĩ việc hôn nhơn của
con là cả cuộc đời của chúng, để cho con có quyền lựa chọn bạn trăm năm, không
nên ép uổng trong việc cưới gã, sau rồi phải ân hận.
Hôn lễ
Theo xưa, có sáu (6) lễ
phân ra như vầy:
1 - Lễ Nạp Thái: - Là lễ cha mẹ đi coi
dâu và dắt con đi coi vợ.
2 - Lễ Vấn Danh: - Là lễ hỏi cho biết tên
họ, và tuổi tác cô gái coi có trùng tên cha mẹ, ông bà bên chồng chăng?
3 - Lễ Nạp Kiết: - Là lễ trình bày tuổi
tác và vận mạng tốt, được tương sanh.
4 - Lễ Nạp Trưng: - Là lễ đem hàng lụa,
tiền bạc, phẩm vật đến nhà gái để làm tang chứng, sự hứa hôn chắc chắn. Theo ta
là Lễ Hỏi, hay là Lễ Sính.
5 - Lễ Thỉnh Kỳ: - Là lễ nói ngày làm Lễ
Cưới cho đàng gái hay.
6 - Lễ Thân Nghinh: - Tức là Lễ Cưới.
Đó là tục lệ của người
Tàu, người mình không mấy ai làm theo.
Hôn lễ theo người Việt Nam, hiện giờ còn giữ hai lễ
là: Lễ Hỏi và Lễ Cưới mà thôi.
Đồng tánh bất hôn.
Theo lễ đời nhà Châu,
người cùng một họ không được kết làm vợ chồng. Người Việt Nam xưa nay cũng tùng
theo lễ ấy. Đó là nói về bà con.
Chí như cùng một họ, mà
không bà con, thì việc hôn nhơn đồng tánh không có tổn hại nhơn luân.
Trưởng Tộc.
Sui trai hay sui gái, bên
nào cũng chọn một người trong thân tộc trọng tuổi, còn đủ vợ chồng làm người
Trưởng Tộc. Có Trưởng Tộc nam phái tức có Trưởng Tộc nữ phái. Như trong thân
tộc không có người, chọn người ngoài cũng được, nhưng phải có đủ điều kiện là
trọng tuổi, vợ chồng còn đủ, người có tư cách.
Trưởng Tộc cũng như là
người hướng dẫn, hay là Trưởng Phái đoàn của mỗi bên trong Lễ Hỏi, Lễ Cưới.
Giữa hai Họ, có điều chi chưa thỏa thuận, thì nhờ Trưởng Tộc hai bên giải
quyết.
Trình Bát Nhựt.
Tám (8) ngày trước Lễ
Cưới, theo công lệ, đàng gái phải biên tên họ hai đàng sui gia chàng rễ và nàng
dâu trình cho nhà chức trách địa phương, gọi là trình bát nhựt. Nhà chức trách
dán Bố cáo tại trụ sở. Sự trình khai như vậy để đề phòng có ai ngăn cản gì
không, và chứng tỏ cuộc Hôn Lễ là chánh thức hợp lệ.
Theo Thế Luật Đạo, tám (8)
ngày trước Lễ Sính, chủ hôn trai phải dán Bố cáo nơi Thánh Thất sở tại, cho
trong Bổn Đạo hay, sau khỏi điều trắc trở.
Sau Lễ Cưới ba ngày
Lệ (3) ngày sau Lễ Cưới,
cặp vợ chồng trở về bên nhà gái, tục gọi là Lễ Phản Bái.
Hành pháp Hôn Phối
Lễ Hôn Phối cử hành tại
Đền Thánh hay Thánh Thất.
Tân Luật, Chương Thế Luật,
Điều thứ sáu: "Việc Hôn là việc rất trọng đời người. Phải chọn Hôn trong
người đồng Đạo, trừ ra khi nào người ngoại ưng thuận nhập môn thì mới được kết
làm giai ngẫu".
Lễ Hỏi
Phẩm lễ trong Lễ Hỏi, cần
nhứt giàu cũng như nghèo là: một (1) đôi bông tai, một (1) mâm trầu, hai (2)
chai rượu, một (1) đôi đèn. Trà bánh là phụ thuộc. Đôi bông tai ví như cái Hoa
con gái.
Đến ngày đã định, bên nhà
trai sang qua nhà gái, có bà con thân thuộc và ông mai, nhà trai mang theo đủ
phẩm vật nhà gái đòi hỏi.
Đến nhà gái, khi quan
khách an tọa xong, đoạn ông mai hướng dẫn ông sui trai trình giữa hai Họ lễ
Sính, đặt trước khai trầu rượu bên gái đã sắm sẵn. Lễ phẩm như: Bông tai, nữ
trang, và tiền bạc cũng phải mở ra cho hai Họ trông thấy. Trình phái nam rồi,
ông sui gái đem trình phái nữ. Bà sui gái nhận nữ trang đem cho con gái, rồi
dắt con gái ra chào Họ bên chồng.
Sau phần kỉnh lễ Đức Chí
Tôn và Hội Thánh, hoặc người tuổi tác, ông sui gái lên đèn cho chàng rễ làm lễ
Từ Đường. Sau lễ Từ Đường, là chàng rễ ra mắt họ hàng bên gái.
- Lễ bái: Ông bà, cha mẹ,
ông mai, và thân tộc.
Lễ Hỏi đến đây chấm dứt.
Lễ Cưới
Nhà trai định ngày làm Lễ
Cưới, nhờ ông mai báo tin cho nhà gái hay. Nhà gái bằng lòng ngày giờ đã định
thì thôi, trái lại, nhà trai phải chọn ngày khác.
Khi hai đàng đã thỏa thuận
ngày cưới, thì ông sui trai cùng ông mai qua nhà gái trình một hồng thiệp có
biên đầy đủ chi tiết ngày giờ rước dâu và đưa dâu.
Ngày cưới, họ hàng bên
trai qua nhà bên gái mang đủ lễ vật bên gái đòi hỏi (cũng như lúc Lễ Hỏi). Đàng
trai trình Lễ Cưới theo thủ tục. Sau phần kỉnh lễ Đức Chí Tôn và Hội Thánh, chủ
hôn nữ lo việc lên đèn, gọi con gái ra đứng cùng chàng rễ lập song, cùng nhau
làm lễ Từ Đường, kế tiếp làm lễ ra mắt họ hàng (dùng trà).
Ông sui trai ra lễ rước
dâu, và thỉnh họ đưa dâu cùng một lúc.
Đoàn rước dâu đi ngay đến
Đền Thánh, hay là Thánh Thất, để làm lễ Hôn Phối, kế đến Điện Thờ Phật Mẫu cầu
nguyện bái lễ, rồi trực chỉ về nhà.
Đến nhà bên trai, Bàn Tri
Sự sở tại, sui gia cầu nguyện Đức Chí Tôn, rồi đến cặp Tân Hôn bái lễ Đức Chí
Tôn, kỉnh lễ Hội Thánh, và chánh quyền. Kế tiếp, bên trai lên đèn làm lễ Từ
Đường, kế đến làm lễ ông bà (còn sống), cha mẹ, ông mai nếu có và người thân
tộc.
Đàng trai mở tiệc khoản
đãi. Mãn tiệc, họ đàng gái ra Lễ Cáo Từ, ông bà sui trai và cặp Tân Hôn ra cửa
đưa họ.
Lễ Cưới đã thành.
* * *
Tang lễ của Chức Sắc Đại Thiên
Phong
Phẩm:
1 - Giáo Tông
2 - Hộ Pháp
3 - Phật Tử
4 - Chưởng Pháp
5 - Thượng Phẩm
6 - Thượng Sanh
Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư tự "Bội Ngọc", sinh năm 1888 Mậu Tý, tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng, tỉnh Tây
Ninh. Ngài Đăng Tiên tại Tòa
Thánh, vào giờ Tý (12 giờ trưa ngày 1-3-Kỷ Tỵ (dl 10-4-1929), hưởng dương 41
tuổi (1888-1929). Nguồn tài liệu photo lưu tại:
Caodaism Religion Institute for Historic.
Đức Quyền Giáo
Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) sinh ngày
10 tháng 10 năm Bính Tý (tức 25 tháng
11 năm 1876) tại làng Phước Lâm, tổng Phước Điền Trung, huyện
Phước Lộc, hạt Tân An (nay
thuộc xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc,
tỉnh Long An. Ngài
Qui Thiên tại Giáo Tông Đường, vào lúc 3 giờ chiều, ngày 13–10–Giáp Tuất (dl
19–11–1934), hưởng thọ 59 tuổi (1876–1934). Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion Institute for Historic.
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, sinh
ngày mùng 5 tháng 5 năm Canh Dần (DL 21 tháng 6 năm 1890 ) tại làng Bình Lập
tỉnh Long An. Qui Thiên Tại Phnom Penh, ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi (DL
17-5-1959). Hưởng thọ 70 tuổi
(1890 - 1959). Nguồn tài liệu photo lưu tại:
Caodaism Religion Institute for Historic.
Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, sinh ngày 29-7-Tân Sửu (dl 11-9-1901),
tại làng Thái Bình tỉnh Tây Ninh. Ngài Đăng Thiên vào lúc 17 giờ
ngày 26-3 Tân Hợi (dl 21-4-1971), hưởng thọ 71 tuổi. (1901-1971).
Nguồn tài liệu photo lưu tại:
Caodaism Religion Institute for Historic.
Sơ Giải: - Hành lễ theo Tiên Vị. Thi thể được liệm vào
Liên Đài (hình bát giác), kỵ Long Mã (bông). Liên Đài được quàn tại Biệt Điện
của mỗi vị một đêm, Báo Ân Từ một đêm, Đền Thánh một đêm, và Cửu Trùng Thiên
một đêm. Khi hành lễ xong, di Liên Đài nhập Bửu Tháp.
Tại Đền Thánh, Đền Thờ Đức
Phật Mẫu, các Thánh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu, các dinh thự, các tư gia của toàn
đạo, đều treo cờ rũ từ bữa vào lễ cho đến ngày Liên Đài nhập Bửu Tháp. Miễn coi
ngày giờ.
Hội Thánh sẽ hành lễ Tiểu
Tường, Đại Tường, kỷ niệm hàng năm và xây Bửu Tháp. Không có làm Tuần Cửu và
hành pháp độ thăng. Mỗi vị có bài thài riêng.
Nghi tiết hành lễ
1 )
Hấp hối: Tụng bài kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh ..... )
2 ) Tắt hơi: Tụng bài "Kinh khi
đã chết rồi" ( Ba mươi sáu cõi .......)
Có Chức Sắc Đại Thiên
Phong chứng lễ.
Khi chơn hồn rời khỏi xác
(qui thiên), tại Đền Thánh đổ sáu (6) hồi chuông, trống cho phẩm Giáo Tông, Hộ
Pháp, Phật Tử; còn phẩm Chưởng Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh thì đổ năm (5)
hồi.
3 ) Thượng sớ Tân cố: Lễ Viện dâng sớ tại Đền
Thánh.
4) Tại Biệt Điện: Vọng một (1) bàn linh có
bửu ảnh, dàn bát bửu, 2 tàng, 2 lọng. Có Chức Sắc cơ quan luân phiên hầu.
5) Nhập mạch: Sau 24 giờ qui thiên
(thi thể ngồi kiết già) được Đại liệm vào Liên Đài, tụng bài "Kinh Tẩn
Liệm" (Dây oan nghiệt .......)
6) Thành phục: Lễ Viện hành lễ Phát
tang, lễ Cáo từ Tổ, có Lễ Nhạc.
7) Hành lễ tế điện: Tang quyến chánh tế.
Chức Sắc, Chức Việc, Đạo
hữu và Đồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Ban ngày hành lễ Triêu
Tịch, đêm có nhạc hòa tấu.
Di Liên Đài vào Báo Ân Từ
Di Liên Đài Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt vào Báo Ân Từ. Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion Institute for Historic.
1 - Đạo Kỳ.
2 - Bảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
3 - Phướn Thượng
Phẩm.
4 - Long Mã múa.
5 - Dàn trống-quan Bắc.
6 - Đồng nhi hầu
Nam tả, Nữ hữu.
7 - Dàn Bát Bửu,
Bàn Hương án có Bửu Ảnh, 2 tàng, 2 lọng, 2 Lễ Sĩ hầu.
8 - Tràng hoa,
vãng lụy, và bàn đưa.
9 - Liên Đài kỵ
Long Mã bông, có 2 vị Chức Sắc cao cấp của cơ quan hầu, đạo tỳ đi hai bên.
10 - Dàn trống-quan Nam.
11 - Tang quyến và
thân bằng cố hữu.
12 - Chức Sắc Đại
Thiên Phong, Chức Việc và toàn Đạo nam nữ.
Liên Đài đến Báo Ân Từ có
đổ 6 hồi, hoặc 5 hồi chuông tùy theo phẩm vị khi rước cũng như đưa.
(Nghi lễ chưng dọn y như ở
Biệt Điện)
Hành lễ tế điện:
Hội Thánh chánh tế.
Thân quyến và thân bằng cố
hữu phụ tế.
Nghi châm chước: Lễ tế
điện dâng Tam Bửu, Lễ Sĩ mặc y phục màu phái Thượng (xanh da trời), chơn đi chữ
Tâm, Đồng nhi đọc Ai chúc.
Hội Thánh và các Cơ quan
Đạo đọc bài "Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu đã qui liễu" ( Khi
dương thế ......)
Tang quyến (tùy trong gia
đình quì cúng mà đọc Ai chúc).
Cầu siêu:
Tụng bài kinh (Đầu vọng
bái ......) và bài (Ba mươi sáu cõi .......), tụng mỗi bài 3 lần, niệm câu chú
Chí Tôn 3 lần.
Chức Sắc, Chức Việc, Đạo
hữu và Đồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Ban ngày hành lễ Triêu
Tịch, đêm có Nhạc hoà tấu.
Di Liên Đài đến Đền Thánh.
Nghi lễ rước sắp đặt trật
tự y như lễ Di Liên Đài vào Báo Ân Từ, chuông trống rước cũng như khi đưa, tùy
phẩm cấp.
- Liên Đài của Giáo Tông,
Phật Tử, Chưởng Pháp để trước 7 cái Ngai (để chính giữa).
- Liên Đài của Hộ Pháp,
Thượng Phẩm, Thượng Sanh để nơi Hiệp Thiên Đài, cũng chính giữa (nghi lễ chưng
dọn y như ở Báo Ân Từ).
Chức Sắc, Chức Việc, Đạo
hữu và Đồng nhi Nam Nữ tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Diễn văn tuyên dương công
trạng của vị Triều Thiên.
Hội Thánh cầu nguyện Đức
Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng, bái lễ.
Di Liên Đài ra Cửu Trùng Thiên
(Trung t âm Đại Đồng Xã)
Nguồn tài liệu photo lưu tại:
Caodaism Religion Institute for Historic.
Nghi lễ rước sắp đặt trật
tự y như lễ rước Liên Đài đến Đền Thánh.
Liên Đài an vị trên Cửu
Trùng Thiên, nghi lễ chưng dọn y như ở Đền Thánh, có 8 vị Chức Sắc Nam Phái của
cơ quan đứng hầu 8 góc Cửu Trùng Thiên.
Hành lễ tế điện: Hội Thánh và các
cơ quan Đạo, tang quyến và thân bằng cố hữu tế lễ.
Đại Lễ dâng Tam Bửu: Ba nghi, Lễ Sĩ ba (3)
phái hiến lễ. Lễ Sĩ phái Ngọc điện đến Lễ Sĩ phái Thượng, Lễ Sĩ phái Thượng
điện đến Lễ Sĩ phái Thái, Lễ Sĩ phái Thái điện đến bàn linh (Liên Đài). Chức
Sắc, Chức Việc, Đạo hữu và Đồng nhi nam nữ tụng Di Lặc Chơn Kinh. Ban đêm có
Nhạc hòa tấu.
Lễ di Liên Đài nhập Bửu Tháp
Đức Phạm Hộ Pháp hành
lễ nhập Liên
Đài của Đức Quyền Giáo Tông
Thượng Trung Nhựt vào Bửu Tháp. Nguồn tài liệu photo lưu tại:
Caodaism Religion Institute for Historic.
Hành lễ châm chước, Hội
Thánh, Chức Sắc, Chức Việc, toàn Đạo nam nữ, thân bằng cố hữu và tang quyến vào
bái lễ.
Di Liên Đài qua ngang mình
Long Mã múa, rồi để lên lưng Long Mã bông đưa đến Bửu Tháp.
Khi khởi hành, trong Đền
Thánh có đổ chuông trống tùy theo phẩm cấp.
1 - Đạo Kỳ.
2 - Bảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
3 - Phướn
Thượng Phẩm.
4 - Long Mã múa.
5 - Dàn trống-quan Bắc.
6 - Đồng nhi nam nữ đọc kinh đưa linh.
7 - Dàn bát bửu, bàn hương án có bửu ảnh, 2
tàng, 2 lộng, 2 Lễ Sĩ hầu.
8 - Tràng hoa,
vãng, lụy, và bàn đưa.
9 - Liên Đài kỵ
Long Mã bông, có 2 vị Chức Sắc của cơ quan hầu; Đạo tỳ đi hai bên.
10 - Dàn trống-quan Nam.
11 - Tang quyến và
thân bằng cố hữu.
12 - Chức Sắc Đại
Thiên Phong, Chức Việc và toàn Đạo nam nữ.
Đến Bửu Tháp: Đại diện Hội Thánh và các cơ quan đọc Điếu văn.
- Tang quyến đáp
từ.
- Đưa Liên Đài
nhập Bửu Tháp.
- Đồng nhi tụng
kinh Hạ Huyệt và chú Vãng Sanh. Khi dứt, niệm câu chú của Thầy 3 lần.
Giải tán.
Tang lễ Chức Sắc Đại Thiên Phong
Phẩm:
1 - Đầu Sư.
2 - Tiên Tử.
3 - Thập Nhị Thời
Quân.
Chân dung Ngài Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh. Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion Institute
for Historic.
Liên Đài Ngài Nữ Đầu Sư Ngài Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh.
Ngài sanh trưởng tại làng Trung
Tín, quận Vũng Liêm, hạt Vĩnh Long, năm 1874 Giáp Tuất. Ngài Qui Thiên ngày 8 tháng
4 năm Đinh Sửu (3-6-1937), hưởng thọ 63 tuổi. (1874-1937). Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion
Institute for Historic.
Chân dung Ngài Nữ Đầu Sư Hương Hiếu. Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion Institute for Historic.
Liên Đài Ngài Nữ Đầu Sư
Hương Hiếu.
Quí danh Nguyễn Thị Hiếu sanh
năm 1886 tại Đakao Sài gòn, bà còn có tên là Hương. Qui Thiên ngày 11 tháng 5 nhuần năm Tân-Hợi (dl
3-7-1971) hồi 14 giờ tại Nữ Đầu-Sư-Đường, Tòa-Thánh Tây-Ninh, hưởng thọ 85
tuổi. (1886-1971). Nguồn tài liệu photo lưu tại: Caodaism Religion Institute for Historic.
Sơ Giải: Hành lễ theo Tiên Vị. Thi thể được liệm vào Liên
Đài (hình bát giác), kỵ Long Mã (bông). Liên Đài được quàn tại Biệt Điện của
mỗi vị một đêm, Đền Thánh một đêm, Báo Ân Từ một đêm. Khi hành lễ xong, di Liên
Đài nhập Bửu Tháp.
Tại Đền Thánh, Đền Thờ Đức
Phật Mẫu, các Thánh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu, các Dinh thự, các tư gia của toàn
Đạo hữu, đều treo cờ rũ từ bữa vào lễ cho đến ngày Liên Đài nhập Bửu Tháp. Miễn
coi ngày giờ.
Hội Thánh sẽ hành lễ Tiểu
Tường, Đại Tường, kỷ niệm hằng năm, và xây Bửu Tháp. Không có làm Tuần cửu và
hành pháp độ thăng. Mỗi phẩm có bài thài riêng.
Nghi Tiết Hành Lễ
Hấp hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh ......)
Tắt hơi: Tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi
.......) Có Chức Sắc Thiên Phong chứng lễ.
Khi Chơn hồn rời khỏi xác
(qui thiên), tại Đền Thánh đổ năm (5) hồi trống chuông.
Thượng sớ Tân cố: Lễ Viện dâng sớ tại Đền
Thánh.
Tại Biệt Điện: Vọng một bàn linh có bửu
ảnh, dàn bát bửu, 1 tàng, 2 lọng, có Chức Sắc của cơ quan luân phiên hầu.
Nhập mạch: Sau 24 giờ qui thiên (thi thể ngồi kiết già) được
Đại liệm vào Liên Đài, tụng bài Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ........)
Thành phục: Lễ Viện hành lễ phát
tang, lễ Cáo từ Tổ, có Lễ Nhạc.
Hành lễ tế điện: Tang quyến chánh tế.
Nghi lễ châm chước: Lễ Tế Điện dâng Tam Bửu,
Lễ Sĩ mặc y phục màu phái Thượng (xanh da trời), chơn đi chữ Tâm, Đồng nhi thài
(bài thài riêng) và tụng Ai chúc. Tùy trong tang quyến tế lễ mà đọc bài kinh
.........(Lễ phẩm cúng tế tại Biệt Điện do tang quyến hoặc của thân bằng cố
hữu).
Liên Đài quàn tại Biệt
Điện, có hành lễ Triêu Tịch.
Di Liên Đài vào Báo Ân Từ
1 - Đạo Kỳ.
2 - Bảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
3 - Phướn Thượng Phẩm.
4 - Long Mã múa.
5 - Dàn trống-quan Bắc.
6 - Đồng nhi Nam tả Nữ hữu.
7 - Dàn Bát Bửu.
8 - Bàn Hương án có Bửu ảnh, 1
tàng, 2 lọng, 2 Lễ Sĩ hầu.
9 - Tràng hoa,
vãng, lụy.
10 - Liên Đài kỵ
Long Mã (bông), có 2 vị Chức Sắc cao cấp của cơ quan hầu Liên Đài, Đạo Tỳ đi
hai bên.
11 - Tang quyến, Thân bằng cố hữu và Quan khách.
12 - Chức Sắc, Chức
Việc, và toàn Đạo nam nữ.
Liên Đài đến Báo Ân Từ, đổ
năm (5) hồi chuông khi rước cũng như đưa.
Liên Đài an vị tại Báo Ân Từ
(Nghi lễ chưng dọn
y như ở Biệt Điện)
Hành lễ tế điện: ội Thánh chánh tế. Tang
quyến và thân bằng cố hữu phụ tế.
Nghi châm chước: Lễ tế điện dâng Tam Bửu,
Lễ Sĩ mặc y phục màu Phái Thượng (xanh da trời), chơn đi chữ Tâm, Đồng nhi đọc
Ai chúc.
- Hội Thánh và các cơ quan
Đạo đọc bài Kinh (Khi dương thế ........)
- Tang quyến tùy trong
tang gia quì cúng mà đọc ai chúc.
Cầu siêu: Tụng bài Kinh (Đầu vọng bái Tây Phương .........)
và bài (Ba mươi sáu cõi ..........) tụng mỗi bài 3 lần, niệm câu chú Chí Tôn 3
lần.
- Chức Sắc, Chức Việc, Đạo
hữu và Đồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.
- Ban ngày hành lễ Triêu
Tịch, đêm có Nhạc hòa tấu.
Di Liên Đài đến Đền Thánh
- Nghi lễ rước sắp đặt trật tự y như lễ Di Liên Đài
vào Báo Ân Từ, trống chuông rước cũng như khi đưa.
- Liên Đài của Đầu Sư và
Tiên Tử để trước 7 cái Ngai (để chính giữa).
- Liên Đài của Thập Nhị
Thời Quân để nơi Hiệp Thiên Đài (cũng chính giữa), nghi lễ chưng dọn y như ở
Báo Ân Từ.
- Chức Sắc, Chức Việc, Đạo
hữu và Đồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.
- Diễn văn tuyên dương
công trạng của vị Triều Thiên.
- Hội Thánh cầu nguyện Đức
Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng, bái lễ.
Di Liên Đài ra Cửu Trùng Thiên
(Đại Đồng Xã)
- Nghi lễ rước sắp đặt trật tự y như lễ rước Liên Đài
vào Đền Thánh.
- Liên Đài an vị trên Cửu
Trùng Thiên, nghi lễ chưng dọn y như ở Đền Thánh, có 8 vị Chức Sắc của cơ quan
đứng hầu 8 góc Cửu Trùng Thiên.
- Chức Sắc, Chức Việc, Đạo
hữu và Đồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh, ban đêm có Nhạc hòa
tấu.
Hành lễ tế điện: Hội Thánh, các cơ quan
Đạo, tang quyến và thân bằng cố hữu tế lễ.
Đại lễ dâng Tam Bửu: Ba nghi, Lễ Sĩ 3 phái
hiến lễ, Lễ Sĩ phái Ngọc điện đến Lễ Sĩ phái Thượng, Lễ Sĩ phái Thượng điện đến
Lễ Sĩ phái Thái, Lễ Sĩ phái Thái điện đến bàn linh (Liên Đài). Chức Sắc, Chức
Việc, toàn Đạo nam-nữ và Đồng
Nhi nam-nữ đồng hành lễ.
Lễ Di Liên Đài nhập Bửu Tháp:
Hành lễ châm chước: Hội Thánh, Chức Sắc,
Chức Việc, toàn Đạo nam nữ, thân bằng cố hữu và tang quyến vào bái lễ.
- Di Liên Đài qua ngang
mình Long Mã múa, rồi để lên lưng Long Mã (bông) đưa đến Bửu Tháp.
- Khi khởi hành, trong Đền
Thánh có đổ năm (5) hồi trống chuông.
1 - Đạo Kỳ.
2 - Bảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
3 -
Phướn Thượng Phẩm.
4 - Long Mã
múa.
5 - Dàn trống-quan Bắc.
6 - Đồng nhi Nam Nữ đọc Kinh
Đưa Linh.
7 - Dàn Bát bửu, Bàn Hương án có Bửu ảnh, 1
tàng, 2 lọng, 2 Lễ Sĩ hầu.
8 - Tràng hoa,
vãng, lụy, và bàn đưa.
9 - Liên Đài kỵ
Long Mã bông, có 2 vị Chức Sắc cao cấp của cơ quan hầu, Đạo Tỳ đi hai bên.
10 - Dàn trống-quan Nam.
11 - Tang quyến,
thân bằng cố hữu.
12 - Chức Sắc Đại
Thiên Phong, Chức Việc và toàn Đạo Nam Nữ.
Đến Bửu Tháp: Đại diện Hội Thánh và
các cơ quan Đạo đọc Điếu văn.
- Tang quyến đáp từ.
- Đưa Liên Đài nhập Bửu
Tháp.
- Đồng nhi tụng Kinh Hạ
Huyệt và chú Vãng Sanh. Hễ dứt, niệm câu chú của Thầy 3 lần.
Giải tán.
Phụ chú:
Quý vị Đại Thiên Phong
Giáo Tông, Hộ Pháp, Phật Tử, Chưởng Pháp, Thượng Phẩm, và Thượng Sanh, khi qui
thiên hành lễ Đạo táng, thì Chức Sắc và toàn Đạo đồng thọ tang cho đến ngày mãn
Lễ Đại Tường.
Đầu Sư, Tiên Tử và Thập
Nhị Thời Quân khi hành lễ Đạo táng, thì Chức Sắc và toàn Đạo đồng thọ tang cho
đến ngày Liên Đài nhập Bửu Tháp.
Tang lễ của Chức Sắc Đại Thiên Phong
(Nam Nữ)
Phẩm:
1 - Chánh Phối Sư
và Phối Sư
2 - Tiếp Dẫn Đạo
Nhơn
3 - Chưởng Ấn
4 - Thánh Nhơn
5 - Hiền Nhơn
6 - Tiếp Lễ Nhạc
Quân
7 - Thập Nhị Bảo
Quân
Sơ Giải: Tước phẩm nầy hành lễ theo Thánh Vị, chèo hầu,
chèo đưa, làm tuần cửu, Tiểu Tường, Đại Tường, bài thài theo hàng Thánh Vị. Đặc
biệt, Chánh Phối Sư mới có dàn Bát Bửu rước và đưa.
Hội Thánh xây Kim tỉnh và
nấm mộ.
Nghi tiết hành lễ
Hấp hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh Thiêng Liêng
......)
Tắt hơi: Tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi
Thiên Tào ......)
Tại Đền Thánh, đổ 4 hồi
trống chuông.
Thượng sớ Tân cố: Dâng sớ nơi Đền Thánh.
Nhập mạch: Tụng Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ........)
Di Linh Cửu vào Báo Ân Từ
1 - Bảng Đại Đạo Tam Ký Phổ Độ.
2 - Phướn Thượng
Phẩm.
3 - Dàn trống-quan Bắc.
4 - Đồng nhi rước
(không có đọc kinh).
5 - Bàn Hương án 2
lọng, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ mặc áo Phái Ngọc hầu.
6 - Thuyền Bát Nhã
chở Linh Cửu.
Thành phục tại Báo Ân Từ: Lễ Cáo Tiền Bối, nghi
châm chước, Lễ Viện phát tang, lễ tế điện dâng Tam Bửu, Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc
đi chữ Đinh. Tiếp theo là lễ tế dành cho các cơ quan Đạo, và thân bằng quyến
thuộc.
Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu, tụng bài Kinh Khi Đã Chết
Rồi, mỗi bài tụng ba lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Ban Tổng Trạo Thuyền Bát
Nhã chèo hầu, ban ngày có làm lễ Triêu Tịch, đêm có Nhạc hòa tấu, chư Chức Sắc
phải tề tựu dự lễ, và để chia buồn cùng tang quyến. Đồng nhi nam nữ luân phiên
tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Lễ An Táng
Tại Báo Ân Từ, hành lễ
châm chước, khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã đưa vào Đền Thánh do cửa
Nghinh Phong Đài an vị (ngay chính giữa). Hành pháp độ thăng, Đồng nhi tụng
Kinh Cầu Siêu, Diễn Văn tuyên dương công nghiệp, Hội Thánh vào bái lễ.
Di Linh cữu ra thuyền Bát
Nhã, 2 vị Chức Sắc của cơ quan hầu.
Trật tự đưa đám
1 - Bảng Đại Đạo TKPĐ.
2 - Phướn Thượng
Phẩm.
3 - Dàn trống-quan Bắc.
4 - Đồng nhi tụng
bài Kinh Đưa Linh Cữu có đờn.
5 - Bàn Hương án 2
lọng, có 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ phái Ngọc hầu.
6 - Bàn đưa, vãng
lụy.
7 - Thuyền Bát Nhã
chở Linh cữu, chèo đưa.
8 - Dàn trống-quan Nam .
9 - Tang gia, và thân bằng cố hữu.
10 - Chức Sắc, Chức Việc, Đạo hữu nam nữ.
Đến Cực Lạc: - Đại diện các cơ
quan đọc ai điếu nếu có.
- Đồng nhi
tụng Kinh Hạ Huyệt và tụng tiếp chú Vãng Sanh, khi dứt, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Giải tán.
Phụ chú:
Nếu muốn để
tại tư gia làm lễ Thành phục, phát tang, thì tang chủ phải xin phép Hội Thánh.
Xong rồi, phải di Linh Cữu vào Báo Ân Từ cúng tế.
Tang lễ của Chức Sắc Thiên Phong
(Nam Nữ)
Phẩm:
1 - Giáo Sư.
2 - Cải Trạng.
3 - Giám Đạo.
4 - Chơn Nhơn.
5 - Đạo Nhơn.
6 - Nhạc Sư.
7 - Đốc Nhạc.
8 - Đề Nhạc.
9 - Hộ Đàn Pháp
Quân.
10 - Tả, Hữu Phan
Quân.
Sơ Giải: Phẩm tước nầy được thọ Bửu pháp, hành lễ theo
Thánh Vị, chèo hầu, chèo đưa, làm Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường. Bài thài
theo hàng Thánh Vị.
Hội Thánh xây Kim tỉnh và
nấm mộ.
Nghi tiết hành lễ
1 - Hấp
hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh Thiêng Liêng ......)
2 - Tắt
hơi: Tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi .........)
3 - Tại
Đền Thánh: Đổ (3) hồi trống chuông.
4 -
Thượng sớ Tân cố: Dâng sớ tại Đền Thánh.
5 -
Nhập mạch: Tụng Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ...........)
Di Linh Cữu vào Báo Ân Từ
1 - Bảng Đại Đạo TKPĐ.
2 - Phướn Thượng Phẩm.
3 - Dàn trống-quan Bắc.
4 - Đồng nhi rước Linh
cữu.
5 - Bàn Hương án, 2 lọng,
2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 vị Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.
6 - Thuyền Bát Nhã.
7 - Tang gia và thân bằng
cố hữu.
Thành phục: Lễ cáo tiền bối, nghi
châm chước, Lễ Viện phát tang, hành lễ tế điện, Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc, chơn đi
chữ Đinh. Tiếp theo, lễ dành cho các cơ quan Đạo hay thân bằng quyến thuộc.
Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu, tụng xen Kinh Khi Đã Chết
Rồi, mỗi bài tụng 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
- Lễ chèo hầu, Đồng nhi
nam nữ tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Lễ An Táng
Tại Báo Ân Từ: Hành lễ châm chước,
khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, đưa vào Đền Thánh, do cửa Nghinh
Phong Đài an vị (ngay chính giữa). Hành pháp độ thăng, Đồng nhi tụng Kinh Cầu
Siêu, Diễn Văn tuyên dương công nghiệp, Hội Thánh vào bái lễ.
Di Linh cữu ra thuyền Bát
Nhã, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 vị Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.
Trật tự đưa đám
1 - Bảng Đại Đạo.
2 - Phướn Thượng Phẩm.
3 - Dàn trống-quan Bắc.
4 - Đồng nhi tụng Kinh Đưa
Linh, có đờn.
5 - Bàn Hương án 2 lọng, 2
vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.
6 - Bàn đưa, vãng, lụy.
7 - Thuyền Bát Nhã chở
Linh Cữu.
8 - Dàn trống-quan Nam .
9 - Tang gia.
10 - Chức Sắc, Chức Việc,
Đạo hữu Nam Nữ.
- Đến Cực Lạc: Đại diện các cơ quan Đạo
đọc ai điếu (nếu có).
Đồng nhi tụng Kinh Hạ
Huyệt và tụng tiếp chú Vãng Sanh, khi dứt niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Giải tán.
Phụ chú: Nếu muốn để tại tư gia làm lễ thành phục, phát
tang, thì tang chủ phải xin phép Hội Thánh. Xong rồi, di Linh Cữu vào Báo Ân Từ
cúng tế.
Tang lễ của Chức Sắc Thiên Phong
(Nam Nữ)
Phẩm:
1 - Giáo Hữu
2- Chí Thiện
3 - Thừa Sử
4 - Truyền Trạng
5 - Lãnh Nhạc
6 - Quản Nhạc
7 - Đội Nhạc
8 - Tổng Giám
Sơ Giải: Phẩm tước nầy được thọ Bửu Pháp. Hành lễ theo
Thánh vị, chèo hầu, chèo đưa, làm Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường. Bài thài
theo hàng Thánh vị.
Hội Thánh xây Kim tỉnh và
nấm mộ.
Nghi tiết hành lễ
1 - Hấp
hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh .........)
2 - Tắt hơi: Tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi
...........)
3 - Tại Đền Thánh: Đổ hai (2) hồi chuông trống.
4 - Thượng sớ Tân cố: Dâng sớ tại Đền Thánh.
5 - Nhập mạch: Tụng Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ...........)
Di Linh Cữu vào Báo Ân Từ
1 - Bảng Đại Đạo
TKPĐ.
2 - Phướn Thượng
Phẩm.
3 - Dàn trống-quan
Bắc.
4 - Đồng nhi theo
hầu, không đọc kinh.
5 - Bàn Hương án,
2 lọng, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.
6 - Thuyền Bát Nhã
chở Linh cữu.
7 - Tang quyến.
Tại Báo Ân Từ: Hành lễ cáo Tiền bối,
nghi lễ châm chước, thành phục, phát tang, hành lễ tế điện, Lễ Sĩ mặc áo phái
Ngọc, chơn đi chữ Đinh.
- Tang gia chánh tế, các
cơ quan Đạo phụ tế.
Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu, tụng xen Kinh Khi Đã Chết
Rồi. Mỗi bài tụng 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
- Lễ chèo hầu xong, Đồng
nhi tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Ngày an táng: - Tại Báo Ân Từ, làm
nghi châm chước, khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, đưa vào Đền Thánh
do cửa Nghinh Phong Đài an vị (ngay chính giữa). Hành lễ độ thăng, Đồng nhi
tụng Kinh Cầu Siêu. Diễn văn tuyên dương công nghiệp, Hội Thánh vào bái lễ. Di
Linh cữu ra thuyền Bát Nhã đưa đến Cực Lạc.
Trật tự đưa đám
1 - Bảng Đại Đạo TKPĐ.
2 - Phướn Thượng Phẩm.
3 - Dàn trống-quan Bắc.
4 - Đồng nhi tụng Kinh Đưa
Linh, có đờn.
5 - Bàn Hương án 2 lọng, 2
vị Chức Sắc của cơ quan và 2 vị Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.
6 - Bàn đưa, vãng, lụy.
7 - Thuyền Bát Nhã chở
Linh cữu.
8 - Dàn trống-quan Nam.
9 - Tang gia.
10 - Chức Sắc, Chức Việc
và Đạo hữu Nam Nữ.
Đến Cực Lạc: Đại diện các cơ quan Đạo
đọc Ai điếu (nếu có).
Đồng nhi tụng Kinh Hạ
Huyệt và tụng tiếp chú Vãng Sanh 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Giải tán.
Phụ chú:
Nếu tang gia muốn làm lễ
thành phục phát tang tại gia, thì phải xin phép Hội Thánh. Xong rồi, phải di
Linh cữu vào Báo Ân Từ cúng tế.
Tang lễ của Chức Sắc Thiên Phong
(Nam Nữ)
Phẩm:
1 - Lễ Sanh
2 - Giáo Thiện
3 - Sĩ Tải
4 - Cai Nhạc
5 - Bếp Nhạc
6 - Phó Tổng Giám
7 - Hiền Tài
Sơ Giải: Phẩm nầy được hành pháp xác, chèo hầu tại Khách
Đình (không chèo đưa). Hành lễ tế điện theo Thần vị, làm Tuần Cửu, Tiểu Tường,
Đại Tường. Bài thài theo hàng Thần.
Hội Thánh xây Kim tỉnh
(không xây nấm), dựng một tấm mộ bia.
Nghi tiết hành lễ
1 - Hấp
hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối (Rắp nhập cảnh
.......)
2 - Tắt
hơi: Tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi
...........)
3 - Tại
Đền Thánh hay Thánh Thất: Đổ một (1) hồi trống chuông.
4 - Thượng
sớ Tân cố: Dâng sớ tại Đền Thánh hoặc nơi Thánh Thất.
5 - Nhập
mạch: Tụng bài Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt .......)
Di Linh Cữu vào Khách Đình
1 - Bảng Đại Đạo TKPĐ.
2 - Phướn Thượng
Sanh.
3 - Dàn trống-quan Nam.
4 - Bàn Hương án, 1 lọng,
có 2 Lễ Sĩ mặc áo màu xanh đậm phò vong.
5 - Đồng nhi theo hầu,
không đọc kinh.
6 - Thuyền Bát Nhã chở
Linh cữu.
7 - Tang quyến.
Nơi Khách Đình: Bái lễ Đức Chí Tôn, Cáo
từ Tổ, thành phục, phát tang, hành lễ tế điện theo Thần vị.
Như có các cơ quan Đạo
hoặc thân bằng cố hữu tế lễ thì làm nghi châm chước.
Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu (Đầu vọng bái .........),
tụng xen bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi ..........), mỗi bài tụng 3
lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
- Lễ chèo hầu xong, Đồng
nhi tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Ngày an táng: Hành lễ châm chước, lễ
Cáo từ Tổ, tụng Kinh Cầu Siêu, một vị Chức Sắc làm phép xác, khiển điện, di
Linh cữu ra thuyền Bát Nhã đi đến Báo Ân Từ, thỉnh Linh vị vào bái lễ Đức Phật
Mẫu (có đổ một hồi chuông), đến Đền Thánh, cũng thỉnh Linh vị vào bái lễ Đức
Chí Tôn (cũng có đổ một hồi trống và chuông), trở ra đưa đến Cực Lạc an táng.
Trật tự đưa đám
1 - Bảng Đại Đạo
TKPĐ.
2 - Phướn Thượng
Sanh.
3 - Đồng nhi tụng
Kinh Đưa Linh, có đờn.
4 - Bàn Hương án,
1 lọng, 2 vị Lễ Sĩ hầu.
5 - Vãng, lụy.
6 - Thuyền Bát Nhã
chở Linh cữu.
7 - Dàn trống-quan Nam.
8 - Tang gia.
9 - Chức Sắc, Chức
Việc, Đạo hữu nam nữ.
Tại Cực Lạc: Đại diện các cơ quan Đạo
đọc Ai điếu (nếu có).
Đồng nhi tụng Kinh Hạ
Huyệt, và chú Vãng Sanh 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Giải tán.
Phụ chú:
- Trường hợp tang chủ muốn
để nơi tư gia hành lễ, thì phải xin phép Hội Thánh.
- Vị Chức Sắc qui liễu
hành lễ tại tư gia, khi tụng Di Lặc Chơn Kinh, linh vị của Chức Sắc được để
ngang chỗ vị Chức Việc chứng lễ, Nam tả, Nữ hữu.
- Chư vị Hiền Tài thật sự
hiến thân phế Đời hành Đạo, có lãnh phận sự do Hội Thánh bổ dụng, khi qui vị
mới được đài thọ về phần cấp táng. Vị nào còn lo việc Đời, không hiến thân hành
Đạo, thì phần tổn phí về cuộc tống chung, do gia đình người qui vị đài thọ.
Ngoài ra, vị Hiền Tài nào
có ăn chay mỗi tháng 10 ngày, do Tờ Chứng Nhận của Bàn Tri Sự nơi đương sự cư
ngụ, thì khi qui vị mới được Hội Thánh cho hành lễ theo hàng phẩm Lễ Sanh, còn
vị Hiền Tài nào không có ăn chay, hoặc ăn chay dưới 10 ngày mỗi tháng, thì khi
qui vị chỉ hành lễ Bạt tiến mà thôi.
Tang lễ của Chức Việc và Đạo Hữu
(Nam Nữ)
Phẩm:
1 - Chánh Trị Sự
2 - Phó Trị Sự
3 - Thông Sự
4 - Luật Sự
5 - Hành Thiện
6 - Thính Thiện
7 - Tân Dân
8 - Minh Đức
9 - Giáo Nhi
10 - Nhạc Sĩ
11 - Lễ Sĩ
12 - Đầu Phòng Văn
Khoa Mục
13 - Thơ Ký
14 - Tá Lý
15 - Đạo Sở và Đạo
Hữu
Sơ Giải: Chức vị trên đây, nếu
giữ trường trai hoặc thập trai, thì được làm phép xác, hành lễ tế điện theo
nghi cúng vong thường, và được làm Tuần cửu, Tiểu Tường, Đại Tường. Bài thài
theo hàng vong thường.
Nghi tiết hành lễ
1 - Hấp
hối: Tụng bài Kinh Hấp Hối (Rắp nhập cảnh Thiêng Liêng
..........)
2 - Tắt
hơi: Tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi
.......... )
3 - Tại
Đền Thánh hoặc Thánh Thất: Dọng chuông cảnh cáo, Nam 7
tiếng, Nữ 9 tiếng.
4 - Thượng
sớ Tân cố: Dâng sớ nơi Đền Thánh hoặc Thánh Thất hay
tư gia cũng được.
5 - Nhập
mạch: Tụng bài Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt
........... )
Thân nhơn muốn đem Linh
cữu vào Khách Đình hay để nơi tư gia tùy ý. (Nếu muốn đem vô Khách Đình thì
phải xin phép Hội Thánh).
6 - Thành
phục: Thì phải hành lễ Đức Chí Tôn, Cáo Từ Tổ, Tế
Điện, đọc Ai chúc (Vợ tế chồng, hay con tế cha ... v...v....). Nếu có thân bằng
cố hữu tế lễ, thì làm nghi châm chước. (1)
7 - Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu (Đầu vọng bái Tây phương ...... )
tụng xen bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi Thiên Tào ........), tụng
mỗi bài 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần. Kế tiếp tụng Di Lặc Chơn Kinh.
8 - Lễ an táng: Hành lễ châm chước, Cầu siêu tụng kinh như trên, một vị
Chức Sắc hành pháp xác, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, đưa đi đến Báo Ân Từ,
thỉnh Linh vị vào bái lễ Đức Phật Mẫu (đổ 1 hồi chuông). Đến Đền Thánh, cung
thỉnh Linh vị vào bái lễ Đức Chí Tôn (cũng có đổ 1 hồi chuông), trở ra đưa đi
an táng nơi Nghĩa địa.
Trật tự đưa đám
1 - Bảng Đại Đạo TKPĐ.
2 - Phướn Thượng Sanh.
3 - Bàn vong, theo sau là
bàn đưa.
4 - Đồng nhi tụng Kinh Đưa
Linh có đờn.
5 - Thuyền Bát Nhã chở
Linh cữu.
6 - Tang quyến.
7 - Chức Sắc, Chức Việc,
Đạo hữu nam nữ.
Tại Nghĩa địa: - Đọc Ai điếu (nếu có).
- Đồng nhi tụng Kinh Hạ
Huyệt và chú Vãng Sanh 3 lần. Khi dứt niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Giải tán.
Phụ chú:
- Thành phục: Khi cáo Từ tổ có mâm
Tang phục đặt phía trước bàn thờ. Hành lễ xong di mâm Tang phục đến trước Bàn
Vong, những người thọ tang quì trước Bàn Vong cầu nguyện. Vị Chức Sắc hoặc Chức
Việc hữu trách mặc sắc phục phát tang cho Tang quyến.
- Chánh tế: Đọc Ai chúc (Vợ tế
chồng, con tế cha .........)
- Phụ tế: Nếu có thân bằng cố hữu tế lễ thì làm nghi châm chước.
Tang lễ của chư Đạo Hữu Nam Nữ giữ Lục Trai
Sơ Giải: - Những vị nầy không được làm phép xác, Cầu siêu
thì tụng bài Kinh (Đầu vọng bái ........) và tụng Di Lặc Chơn Kinh mà thôi.
Hành lễ Tế điện theo nghi cúng vong thường; không có làm Tuần Cửu, Tiểu Tường
và Đại Tường (theo Tân Kinh).
Khi tới ngày Tuần Cửu,
Tiểu, Đại Tường thì thân nhơn người qui liễu đến Thánh Thất sở tại xin hành lễ
Cầu Siêu.
Cầu Siêu thì chỉ tụng bài
Kinh "Đầu vọng bái ............." và chỉ tụng "Di Lặc Chơn
Kinh" mà thôi. Còn như làm lễ tại tư gia, thì cũng tụng hai bài kinh trên
đây. Tụng nhiều chừng nào, tốt chừng nấy.
Nghi tiết hành lễ
1 - Hấp
hối: Tụng bài Kinh Khi Hấp Hối (Rắp nhập cảnh ............)
2 - Tắt
hơi: Tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi ..............)
3 - Thượng
sớ Tân cố: Tại tư gia hoặc Thánh Thất.
4 - Tẩn
liệm: Tụng bài Kinh Tẩn Liệm ( Dây oan nghiệt ..............)
5- Thành
phục: Nếu để nơi tư gia, thì hành lễ Đức Chí Tôn, Cáo Từ Tổ, phát tang. Còn đem
vào Khách Đình thì cũng hành lễ Đức Chí Tôn.
Hành lễ Tế điện, nghi cúng
vong thường. Nếu có thân bằng cố hữu tế lễ thì làm nghi châm chước.
6 - Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu
(Đầu vọng bái ................) tụng 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần. Tiếp tụng
Di Lặc Chơn Kinh.
7 - Lễ an táng: Hành lễ châm chước, tụng
Kinh Cầu Siêu, khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, đi đến Báo Ân Từ
thỉnh Linh vị vào bái lễ Đức Phật Mẫu, đến Đền Thánh cũng thỉnh Linh vị bái lễ
Đức Chí Tôn, trở ra đi an táng.
Trật tự đưa đám
1 - Bảng Đại Đạo TKPĐ.
2 - Phướn Thượng
Sanh.
3 - Bàn vong.
4 - Đồng nhi tụng
Kinh Đưa Linh, có đờn.
5 - Thuyền Bát Nhã
chở Linh cữu.
6 - Tang quyến.
7 - Chức Việc, Đạo
hữu Nam Nữ.
Thuyền Bát Nhã chở Linh
cữu. Nguồn tài liệu photo lưu tại
Caodaism Religion Institute for Historic.
Tại Nghĩa Địa: Nếu có ai điếu thì đọc.
Hạ Huyệt: Tụng Kinh Hạ
Huyệt và chú Vãng Sanh 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Giải tán.
Tang lễ của chư Đạo Hữu sa ngã, và những người
Ngoại Đạo muốn Cầu Siêu theo Lễ Đạo.
(Thi hành theo Tân Kinh)
1 - Về việc Cầu Siêu, nếu
gần Thánh Thất thì Cầu Siêu nơi Thánh Thất.
2 - Nếu ở xa Thánh Thất,
thì thiết lễ Cầu Siêu nơi tư gia của Chức Sắc hoặc Chức Việc gần đó.
3 - Nếu người trong thân
quyến chịu nhập môn, thì dễ hơn. Chức Sắc cứ đến thượng Tượng cho nhập môn, rồi
thiết lễ tang sự luôn.
Sơ Giải: Hành lễ Bạt Tiến, không làm phép xác, tụng Kinh
Cầu Siêu (Đầu vọng bái .........), không tụng bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi
sáu cõi ...........), tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Nghi tiết hành lễ
1 - Hấp
hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối (Rắp nhập cảnh .............)
2 -
Thượng sớ Tân cố: Tại tư gia, nếu có nhập môn.
3 - Tẩn
liệm: Tụng bài Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ..................)
4 -
Thành phục: Lễ cầu nguyện Đức Chí Tôn, Cáo Từ Tổ, thành phục phát tang, lễ Tế điện
cúng vong thường. Nếu có thân bằng cố hữu tế lễ, thì làm lễ châm chước, Đồng
nhi đọc Ai chúc.
5 - Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu
(Đầu vọng bái ...............) tụng 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần. Tụng Di Lặc
Chơn Kinh.
6 - Lễ an táng: Hành lễ châm chước, tụng
Kinh Cầu Siêu, khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, đi đến Báo Ân Từ,
thỉnh Linh vị vào bái lễ Đức Phật Mẫu. Đến Đền Thánh, cũng thỉnh Linh vị vào
bái lễ Đức Chí Tôn, trở ra đưa đi an táng.
Trật tự đưa đám
1 - Bảng Đại Đạo TKPĐ.
2 - Phướn Thượng Sanh.
3 - Bàn vong.
4 - Đồng nhi tụng Kinh Đưa
Linh, có đờn.
5 - Thuyền Bát Nhã chở
Linh cữu.
6 - Tang quyến.
7 - Chức Việc, Đạo hữu Nam
Nữ.
Hạ Huyệt: Tụng Kinh Hạ Huyệt và Vãng Sanh 3 lần, khi dứt
niệm chú Chí Tôn 3 lần.
Giải tán.
CHÚ GIẢI
Tang lễ Chức Sắc Thiên
Phong & Chức Việc & Đạo hữu qui liễu trong những ngày đã đưa Chư Thánh.
- Sau ngày lễ đưa Chư
Thần, Thánh, Tiên, Phật Triều Thiên (từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp) nếu có:
Chức Sắc Đại Thiên Phong
từ phẩm Đầu Sư và các phẩm tương đương trở lên qui thiên, thì được cử hành tang
lễ tại Biệt Điện trong vòng (3) ngày (không di Liên Đài vào Báo Ân Từ, Đền
Thánh, cũng như ra Cửu Trùng Thiên.
Nghi thức hành lễ
1 - Thượng
sớ Tân cố: Chức Sắc Cửu Trùng Đài tại Giáo Tông Đường; Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện
tại Hộ Pháp Đường.
2 - Lễ Thành phục: Phát tang (có lập nghi
Tổ Tông).
3 - Lễ Tế Điện, Cầu Siêu, Nhập Bửu Tháp: Đều được đọc
kinh như thường lệ.
Chức Sắc Thiên Phong từ
phẩm Chánh Phối Sư đổ xuống Giáo Hữu và các phẩm tương đương qui vị, thì hành
lễ tế điện tại tư gia, không di Linh cữu vô Báo Ân Từ và Đền Thánh, không chèo
hầu, chỉ được chèo đưa. (Nếu không có tư gia thì hành lễ tại Khách Đình).
Phẩm Lễ Sanh và các phẩm
tương đương, Chức Việc và Đạo hữu qui liễu, thì hành lễ cúng tế tại tư gia.
(Nếu vị nào không có tư gia thì hành lễ tại Khách Đình).
Các cuộc lễ Tế điện, Cầu
siêu, Hành pháp độ thăng, an táng, đều được đọc kinh như thường lệ.
Lễ Bái Chí Tôn, Thần, Thánh, Tiên, Phật và Vong
Phàm
Người Đạo Cao Đài hễ khi
lạy thì tay chấp bắt ấn Tý. Lạy Thần, Thánh, Tiên, Phật hay vong phàm tay cũng
đều bắt ấn Tý.
- Lạy Chí Tôn 12 lạy, lấy
dấu Phật, Pháp, Tăng (3 lạy, mỗi lạy 4 gật).
- Lạy Phật, Tiên 9 lạy,
không lấy dấu Phật, Pháp, Tăng (3 lạy, mỗi lạy 3 gật).
- Lạy Thánh, Thần 3 lạy
suông (không có gật).
- Lạy Vong Phàm 4 lạy (2
lạy quì, 2 lạy đứng).
- Lạy người sống 2 lạy
(lạy đứng).
Bái Liên Đài, Lễ Kỷ Niệm các vị Đại Thiên Phong
Bái Liên Đài tại tiền cũng
như bái Linh vị Đại Thiên Phong lúc làm Lễ Kỷ Niệm hàng năm: Tay bắt ấn Tý, lạy
3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm Thánh Danh vị Đại Thiên Phong.
Nghi lễ cúng tế Chức Sắc qui liễu hàng Tiên Vị
1 - Tang chủ tựu vị.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, tang chủ sắp vô nghi.
2 - Nghệ hương án
tiền.
Lễ Sĩ sắp vô nghi
ngoại.
3 - Giai quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì, tang chủ đồng quì, rồi dứt.
4 - Phần hương.
Nhạc đánh thét và
đổ, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
5 - Điện hương.
Nhạc vô đờn Đão
Ngũ Cung, Lễ Sĩ đi thảo, Đồng nhi thài.
6 - Quì Nhạc đổ trống, Lễ Sĩ quì.
7 - Thượng hương.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ đứng lên, nhịp thúc, Lễ Sĩ xuống.
8 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy, mỗi lạy 3 gật).
9 - Cung hiến Tiên
hoa.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, Lễ Sĩ sắp vô nghi ngoại.
10 - Quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì, rồi dứt.
11 - Chỉnh Tiên
hoa.
Nhạc đánh thét rồi
đổ, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
12 - Điện Tiên hoa.
Nhạc vô đờn Xuân
chầu bốn lái, Lễ Sĩ điện, Đồng nhi thài tới Nội Nghi.
13 - Quì.
Nhạc đổ, Lễ Sĩ quì.
14 - Thượng Tiên hoa.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ đứng lên, nhịp thúc, Lễ Sĩ xuống.
15 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy, mỗi lạy 3 gật).
16 - Cung hiến
Tiên tửu.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Hoa vậy).
17 - Quì.
18 - Chước tửu.
19 - Điện Tiên tửu.
20 - Quì.
21 - Thượng Tiên
tửu.
22 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy, mỗi lạy 3 gật).
23 - Ai chúc.
Nhạc vô đờn Xuân
Nữ, Đồng nhi đọc kinh.
24 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy, mỗi lạy 3 gật).
25 - Cung hiến
Tiên trà.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Hoa và Tửu vậy).
26 - Quì.
27 - Điểm trà.
28 - Điện Tiên trà.
29 - Quì.
30 - Thượng Tiên
trà.
31 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy, mỗi lạy 3 gật).
32 - Hưng bình
thân.
33 - Tang chủ dĩ
hạ giai xuất.
34 - Lễ thành.
Nhạc đổ một hồi
rồi thét, Lễ Sĩ lên bái Tiên Vị.
Nghi lễ cúng tế theo hàng Thánh Vị
1 - Tang chủ tựu
vị.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, tang chủ sắp vô nghi.
2 - Nghệ hương án
tiền.
Lễ Sĩ sắp vô nghi
ngoại.
3 - Giai quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì, tang chủ đồng quì, rồi dứt.
4 - Phần hương.
Nhạc đánh thét và
đổ, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
5 - Điện hương.
Nhạc vô đờn Đão
Ngũ Cung, Lễ Sĩ đi thảo, Đồng nhi thài.
6 - Quì Nhạc đổ trống, Lễ Sĩ quì.
7 - Thượng hương.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ đứng lên, nhịp thúc, Lễ Sĩ xuống.
8 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy trơn).
9 - Cung hiến hoa.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, Lễ Sĩ sắp vô nghi ngoại.
10 - Quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì, rồi dứt.
11 - Chỉnh hoa.
Nhạc đánh thét rồi
đổ, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
12 - Điện hoa Nhạc vô đờn Xuân chầu bốn lái, Lễ Sĩ điện,
Đồng nhi thài tới Nội Nghi.
13 - Quì.
Nhạc đổ, Lễ Sĩ
quì.
14 - Thượng hoa.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ đứng lên, nhịp thúc, Lễ Sĩ xuống.
15 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy trơn).
16 - Cung hiến tửu.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Hoa vậy).
17 - Quì
18 - Chước tửu
19 - Điện Tiên tửu
20 - Quì
21 - Thượng Tiên
tửu
22 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy trơn).
23 - Ai chúc.
Nhạc vô đờn Xuân
Nữ, Đồng nhi đọc kinh.
24 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy trơn).
25 - Cung hiến
Tiên trà.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Hoa và Tửu vậy).
26 - Quì
27 - Điểm trà
28 - Điện Tiên trà
29 - Quì
30 - Thượng Tiên
trà
31 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh rập ban
(3 lạy trơn).
32 - Hưng bình
thân
33 - Tang chủ dĩ
hạ giai xuất
34 - Lễ thành
Nhạc đổ một hồi
rồi thét luôn, Lễ Sĩ lên bái Thánh Vị.
Nghi lễ cúng tế theo hàng Thần Vị
1 - Tang chủ tựu vị.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, tang chủ sắp vô nghi.
2 - Nghệ hương án
tiền.
Lễ Sĩ sắp vô nghi
ngoại.
3 - Giai quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì, tang chủ đồng quì, rồi dứt.
4 - Phần hương.
Nhạc đánh thét và
đổ, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
5 - Điện hương;
Nhạc vô đờn Xuân
Nữ, Lễ Sĩ đi thảo, Đồng nhi thài.
6 - Quì Nhạc đổ, Lễ Sĩ quì.
7 - Thượng hương.
Nhạc đổ, Lễ Sĩ
đứng lên, nhịp thúc, Lễ Sĩ xuống.
8 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư.
(3 lạy trơn).
9 - Hiến hoa quả.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, Lễ Sĩ sắp vô nghi ngoại.
10 - Quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì, rồi dứt.
11 - Chỉnh hoa quả.
Nhạc đánh trống
thét và đổ, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
12 - Điện hoa quả.
Nhạc vô đờn Nam
Ai, Lễ Sĩ điện, Đồng nhi thài tới Nội Nghi.
13 - Quì;
Nhạc đổ, Lễ Sĩ
quì.
14 - Thượng hoa
quả;
Nhạc đổ, Lễ Sĩ
đứng lên, nhịp thúc, Lễ Sĩ xuống.
15 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư.
(3 lạy trơn).
16 - Cung hiến tửu.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Hoa vậy).
17 - Quì.
18 - Chước tửu.
19 - Điện Tiên tửu.
20 - Quì.
21 - Thượng Tiên
tửu .
22 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư.
(3 lạy trơn).
23 - Ai chúc;
Nhạc vô đờn Xuân
Nữ, Đồng nhi đọc kinh.
24 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư.
(3 lạy trơn).
25 - Hiến trà.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Hoa và Tửu vậy).
26 - Quì.
27 - Điểm trà.
28 - Điện Tiên trà.
29 - Quì.
30 - Thượng Tiên
trà.
31 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư.
(3 lạy trơn).
32 - Hưng bình
thân.
33 - Tang chủ dĩ
hạ giai xuất .
34 - Lễ thành.
Nhạc đổ một hồi
rồi thét luôn, Lễ Sĩ lên bái Thần vị.
Nghi lễ cúng tế hàng vong thường
1 - Tang chủ tựu vị.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, tang chủ sắp vô nghi.
2 - Nghệ hương án
tiền.
Lễ Sĩ sắp vô nghi
ngoại.
3 - Giai quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì, tang chủ đồng quì, rồi dứt.
4 - Phần hương.
Nhạc đánh thét và
đổ, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
5 - Điện hương.
Nhạc vô đờn Đão
Ngũ Cung, Lễ Sĩ đi thảo, Đồng nhi thài.
6 - Quì Nhạc đổ Lễ Sĩ quì, Lễ Sĩ đứng lên, nhịp thúc,
Lễ Sĩ xuống.
7 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư,
Tang chủ lạy (bốn (4) lạy).
8 - Tiến soạn.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, Lễ Sĩ đi thảo, dâng cơm.
9 - Quì Nhạc đổ Lễ Sĩ quì dâng cơm cho Tang chủ, nhạc
nhịp thúc Lễ Sĩ đi xuống.
10 - Sơ hiến lễ Nhạc xây đờn bài Hạ.
11 - Nghệ tửu tôn
sở Lễ Sĩ sắp vô nghi ngoại.
12 - Quì.
Nhạc đổ Lễ Sĩ quì,
rồi dứt.
13 - Chước tửu.
Nhạc đánh thét,
chước tửu rồi đổ trống, Lễ Sĩ đứng lên, rồi dứt.
14 - Điện Tiên tửu
Nhạc vô đờn Nam
Ai, chầu bốn lái, Lễ Sĩ điện, Đồng nhi Thài,
Nhạc trở qua đờn Xuân Nữ,
Lễ Sĩ sang tuần Lưỡng Nghi. Khi Lễ Sĩ sang rồi,
Nhạc trở lại đờn Nam Ai,
Lễ Sĩ điện lên tới Bàn Linh, Đồng nhi vẫn còn Thài như thường.
15 - Quì.
Nhạc đổ trống, Lễ
Sĩ quì dâng rượu cho Tang chủ, rồi đổ trống, Lễ Sĩ đứng lên, nhịp thúc Lễ Sĩ
xuống.
16 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư,
Tang chủ lạy hai (2) lạy trơn.
17 - Á hiến lễ
18 - Nghệ tửu tôn
sở
19 - Quì
20 - Châm tửu
21 - Điện tửu.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Sơ, Lễ Sĩ sang tuần Tứ Tượng, Đồng nhi thài tuần Trung).
22 - Quì
23 - Cúc cung bái
24 - Ai chúc.
Nhạc đờn Xuân Nữ,
Đồng nhi đọc kinh.
25 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư,
Tang chủ lạy hai (2) lạy trơn.
26 - Chung hiến lễ
27 - Nghệ tửu tôn
sở
28 - Quì
29 - Chước tửu.
(Nhạc cũng hành y
như tuần Sơ và tuần Á vậy).
30 - Điện tửu.
Lễ Sĩ sang tuần
Bát Quái, Đồng nhi thài tuần Chung.
31 - Quì
32 - Cúc cung bái
33 - Điện Tiên trà.
Nhạc xây đờn bài
Hạ, Lễ Sĩ sắp vô nghi Ngoại.
34 - Quì.
Nhạc đổ, Lễ Sĩ quì
rồi dứt.
35 - Điểm trà.
Đánh thét, châm
trà rồi đổ, Lễ Sĩ đứng lên rồi dứt.
36 - Điện trà.
Đờn Xuân Nữ, nhạc
đổ, Lễ Sĩ đi thảo, Đồng nhi thài.
37 - Quì.
Nhạc đổ, Lễ Sĩ
quì, dâng trà rồi, đổ, Lễ Sĩ đứng lên, nhịp thúc, Lễ Sĩ xuống.
38 - Cúc cung bái.
Nhạc đánh lớp tư
(bốn (4) lạy trơn).
39 - Hưng bình
thân.
Nhạc đánh thét,
Tang chủ đứng dậy.
40 - Tang chủ dĩ
hạ giai xuất.
Nhạc đánh thét,
Tang chủ xá, bước ra.
41 - Lễ thành.
Nhạc đánh thét luôn, Lễ Sĩ lên bái vong.
Nghi lễ châm chước phụ tế
1 - Tế chủ tựu vị.
2 - Giai quì.
3 - Phần hương.
4 - Nguyện hương.
5 - Thượng hương.
6 - Cúc cung bái (Bốn (4) lạy)
7 - Chước tửu.
8 - Cúc cung bái (Hai (2) lạy)
9 - Chước tửu.
10 - Cúc cung bái (Hai (2) lạy)
11 - Ai chúc Đồng
nhi đọc kinh.
12 - Cúc cung bái ( ................. )
13 - Chước tửu.
14 - Cúc cung bái (Hai (2) lạy)
15 - Điểm trà.
16 - Cúc cung bái (Bốn (4) lạy)
17 - Hưng bình
thân.
18 - Tế chủ dĩ hạ
giai xuất.
19 - Lễ thành.
Bài thài hiến lễ các bậc Tiền Bối
Đức Quyền Giáo Tông
Càn Khôn quen thú phước Linh Tiêu,
Thấy khổ trần gian nghịch Thánh điều.
Mượn xác phàm, rêu cây Phất Chủ,
Nương cơ tạo, xủ phướn tiêu diêu.
Bầu linh khổ hải, đưa thiêu cạn,
Gậy sắt nhơn sanh, chống dắt dìu.
Muôn dặm cửa Tiên, chờ bước tục,
Cỡi lau trở gót, ruột trăm chiều.
Đức Hộ Pháp
Trót đã ba năm ở xứ người,
Đem thân đổi lấy phút vui tươi.
Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,
Tuổi đã bảy mươi
cũng đủ rồi.
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,
Buồn nhìn cội Đạo vốn chơi vơi.
Rồi đây ai đến cầm Chơn Pháp,
Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời.
Đức Cao Thượng Phẩm
Ngảnh lại mà đau cảnh đoạn trường,
Cõi Thiên mừng đặng dứt dây oan.
Nợ trần đã phủi, lòng son sắt,
Ngôi vị nay vinh, nghĩa đá vàng.
Cổi tấm chơn thành, lòa nhựt nguyệt,
Phơi gan chí sĩ,
nhuộm giang san.
Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,
Để mắt xanh coi nước khải hoàn.
Đức Cao Thượng Sanh
Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền,
Nguyện đem thi thố tấm trung kiên.
Độ đời quyết lánh vòng danh lợi,
Trau chí tìm roi bậc Thánh Hiền.
Từ ái làm nền an thổ võ,
Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên.
Những mong huệ trạch Trên nhuần gội,
Sứ mạng làm xong giữ trọn nguyền.
Bài thài chung Lễ Kỷ Niệm Thời Quân Hiệp Thiên
Đài
Tướng soái Thời
Quân đã đạt thành,
Công trình lập Đạo sử nêu danh.
Ngàn năm để tiếng đời ca tụng,
Không hổ mặt mày với kiếp sanh.
Bài thài chung Lễ Kỷ Niệm Đầu Sư Cửu Trùng Đài
Tu thân giáo hóa chỉnh đời thanh,
Đồng chúc lê dân hưởng phước lành.
Cõi tục cầu
an kinh tụng niệm,
Lời truyền nguyện thấu đến cao xanh.
Mưa nhuần gió thuận Nghiêu Thang tịnh,
Nắng tốt tuyết hòa Thuấn Võ thanh.
Đồng hưởng đời đời câu thạnh trị,
Tiêu diêu khoái lạc chí hùng anh.
Bài thài hiến lễ hàng Thánh
Tuần Hương
Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,
Trầm đoàn khói tỏa năm mây,
Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.
Tuần Hoa
Thoàn mây thuận gió cánh bườm trương,
Phàm Thánh chia phôi cảnh đoạn trường.
Hoa quả tinh vi xin hiến lễ,
Thể lòng thành kỉnh tỏ tình thương.
Tuần Tửu
Thoát trần roi dấu tiếng anh phong,
Sớm tối riêng vui cảnh bá tòng.
Kẻ ở người đi giòng lệ đổ,
Tửu quỳnh kỉnh hiến nghĩa đồng song.
Tuần Trà
Đạo Đời vẹn phận đắc Thiên ân,
Lưu để Thánh danh chốn mộ phần.
Đầu vọng bái anh linh chứng hưởng,
Trà hương tạm biệt khách dương trần.
Bài thài hiến lễ hàng Thiên Thần
Tuần Hương
Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,
Trầm đoàn khỏi tỏa năm mây,
Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.
Tuần Hoa
Thoàn mây thuận gió cánh bườm trương,
Sanh tử chia phôi cảnh đoạn trường.
Hoa quả tinh vi xin hiến lễ,
Thể lòng thành kỉnh tỏ tình thương.
Tuần Tửu
Thoát trần roi dấu tiếng anh phong,
Sớm tối riêng vui cảnh bá tòng.
Kẻ ở người đi giòng lệ đổ,
Tửu quỳnh kỉnh hiến nghĩa đồng song.
Tuần Trà
Đạo Đời vẹn phận đắc Thiên ân,
Lưu để Thánh danh chốn mộ phần.
Đầu vọng bái anh linh chứng hưởng,
Trà hương tạm biệt khách dương trần.
Bài thài hiến lễ hàng vong thường
Tuần Hương
Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,
Trầm đoàn khói tỏa năm mây,
Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.
Tuần Sơ
Hiến tuần sơ, hề hiến tuần sơ,
Vân ám đảnh hồ, long viễn tựu,
Nguyệt minh huê liễu, hạc qui trì.
Cồn
dâu hóa bể, bể hóa cồn dâu,
Cơ tạo biến đời, người vật đổi,
Sanh ly tử biệt, mạng nơi Trời.
Tuần Trung
Hiến tuần trung, hề hiến tuần trung,
...........................(1) nghĩa mặn nồng,
Ân thâm càng nhớ lụy khôn ngừng.
Nhựt nguyệt đôi vừng soi nhắc bóng,
Hỡi ôi! Chiếu thấu thảm nơi lòng.
Tuần Chung
Hiến tuần chung, hề hiến tuần chung,
Dặm cũ khách đà xa khổ não,
Nay ........... (2) hiu quạnh chốn trần gian.
Tiếng dế reo đêm sầu thắt dạ,
Nguồn sông lệ chảy, ruột trăm chiều.
Oanh khóc năm canh, chiu chít bạn,
Ủ ê cảnh cũ vẩn vơ tình.
Tuần Trà
Đơn tiện xin dâng một tấc thành,
Cõi Thiên khẩn vái có anh linh.
Mãnh lòng tha thiết ai ôi thấu,
Ngó liễu trông mây để tượng hình.
Lưu ý:
Bài Tuần Trung câu thứ hai:
........... (1)
Nếu:
Con tế Cha Mẹ: thì thài "Cắn muối trêu cơm nghĩa mặn nồng".
Chồng tế vợ: thì thài "Tình ái cùng nhau nghĩa mặn nồng".
Vợ tế chồng: thì thài "Tình
ái cùng nhau nghĩa mặn nồng".
Em tế Anh Chị ruột: thì thài "Huyết mạch đồng môn nghĩa mặn
nồng".
Anh Em kết nghĩa: thì thài "Huynh đệ cùng nhau nghĩa mặn
nồng".
Bài Tuần Chung câu thứ ba:
Nay ..........(2) Nếu:
Con tế Cha Mẹ: thì thài "Nay Con hiu quạnh chốn trần gian"
Chồng tế Vợ: thì thài "Nay
Anh hiu quạnh chốn trần gian"
Vợ tế Chồng: thì thài "Nay
Em hiu quạnh chốn trần gian"
Em tế Anh Chị: thì thài "Nay Em hiu quạnh chốn trần gian"
Cách Tẩn Liệm
( Lúc
chết )
Khi người đã tắt hơi, thân
nhân dùng nước thơm (nước nấu với các lá thơm) hay là nước hoa (nước nóng có
pha dầu thơm) để lau rửa sạch sẽ, rồi thay đổi quần áo tươm tất, sửa nằm ngay
thẳng, chơn mang vớ, tay bọc bao tay (lấy vải may hai cái túi để bọc hai bàn
tay). Trên mặt đắp một tấm vải trắng hình tam giác, bề đứng độ 0m33, góc nhọn
để trên.
Cách trị quan.
Dùng cháo nếp trộn với bột
gạch (đâm cho nhuyễn) nhồi cho kỹ, hoặc dùng vôi bột trộn với dầu phọng, cũng
trộn cho kỹ, trét mấy kẽ hở, mấy đường ván ráp, nhứt là 4 góc quan tài, làm cho
kỹ đừng cho hở, khỏi sợ hơi.
Tẩn Liệm.
Cách thức liệm có Tiểu
Liệm và Đại Liệm. Tiểu Liệm là vải bọc thi thể bên trong, Đại Liệm là vải bọc
bên ngoài.
Tiểu Liệm: Có một đoạn dây tung, bề ngang nửa khổ vải, bề
dài 4m80. Có một cái khâm, hai khổ vải may kế lại, bề dài 4m10. Có 3 đoạn dây
Hoành, bề dài mỗi đoạn 2m40. Dây Hoành phải xé hai, từ đầu vô 0m40 để buộc.
Đại Liệm: Có một đoạn dây Tung, bề ngang nửa khổ vải, dài
4m80. Một cái Khâm hai khổ vải may kết lại, bề dài 4m40. Dây Tung, dây Hoành để
y (không xé đầu), để phòng buộc cho chắc. Người hành sự phải ghi nhớ từng
khoản, khi buộc phải nhớ lòn cái mối để xuôi xuống, bắt đầu từ trên buộc xuôi
xuống dưới chơn.
Đồ liệm chuẩn bị các món
sau nầy cho đủ như là: 1 cái gối đầu, 2 tấm áp nhĩ (áp hai bên lỗ tai) 2 cây
trường vấn bằng giấy súc, bề dài từ vai xuống tới đầu gối, nhiều kèn vấn bằng
giấy súc.
Trước khi để đồ liệm vô
quan tài, phải nhớ đặt 5 sợi dây Hoành Đại Liệm trước nhứt, phân từ trên xuống
dưới cho đều khoản, mỗi sợi phải đặt mực trung tim đừng cho xê dịch. Đặt 5 sợi
dây Hoành , rồi trải sợi dây Tung Đại Liệm, cứ giữ mực trung tim. Xong, trải
cái Khâm Đại Liệm, vẫn giữ mực trung tim. Đồ Đại Liệm trải xong trong quan tài.
Bây giờ trải đồ Tiểu Liệm:
Trải 3 sợi dây Hoành của Tiểu Liệm, cũng phân cho đều khoản, từ trên xuống
dưới, kế trải sợi dây Tung của Tiểu Liệm, rồi tiếp trải Khâm Tiểu Liệm.
Đồ Đại Liệm và Tiểu Liệm
trải xong, đặt vào quan tài 2 cây trường, một cái gối đầu, 2 tấm áp nhĩ. Chỗ
nào trống thì vấn kèn bổ khuyết.
Khi khởi sự liệm, nâng đỡ
xác thân lên, để trên các món đồ liệm, sửa tay chân cho ngay thẳng, để kèn vào
ép cho chặt. Đắp mí Khâm bên tả qua trước, đắp mi Khâm bên hữu qua sau, phủ mí
dưới chân lên trước, phủ mí trên đầu xuống sau. Dây Tung cũng vậy, mí dưới phủ
trước, mí trên phủ sau. Nhớ khi buộc sợi dây bên tả choàng trên, sợi dây bên
hữu choàng dưới, 2 sợi dây choàng nhau hai bận rồi gút lại, nhớ để cái mối xuôi
xuống, bắt từ trên đầu buộc xuống dưới chân. Hễ Tiểu Liệm buộc rồi, thì kế Đại
Liệm cũng buộc y vậy. Ngoài các sắc vải liệm, bọc thêm lớp mũ (nylon) bên ngoài
cho thật kín càng tốt.
Sự Tẩn Liệm là do ý trân
trọng quý báu thi hài của người mất, còn bao tay hay là chân mang vớ, là để
xương vụn vặt như cốt xương tay hay cốt xương chơn khỏi bị rời đi mất.
Sau khi đậy nắp, và sơn
gắn kỹ càng, đắp một tấm phủ quan có hình Thiên Nhãn tùy theo sắc phái, để giá
đèn lên, thắp đèn cầy cho sáng (Nam phái bảy (7) ngọn, chín (9) ngọn cho Nữ
phái). Dưới Linh cữu có thắp một ngọn đèn để ngay chính giữa, kêu là đèn khử
trược lưu thanh. Đèn nầy thắp, nên dùng dầu phọng tốt hơn.
Việc tẩn liệm nên bỏ tục
lệ coi giờ kiên tuổi. Điều cần nhứt nên nhớ là đến giờ liệm, rờ kỹ ngực người
chết xem còn nóng hay không. Nếu còn chút hơi ấm, phải đình chỉ ngay.
Sự tẩn liệm đã chỉ bày như
trên, nghĩa là theo cách thức phải làm như vậy. Nhà dư ăn dư để chẳng nói làm
chi, đến như những nhà bần hàn cơ cực, kẻ hành sự sáng suốt, biết biến chế, bỏ
cái nầy thay cái kia, giấy vải dùng thứ nhẹ tiền, dùng một lớp vải Tiểu Liệm đủ
rồi, không cần phải thêm lớp vải Đại Liệm làm chi. Điều cần nhứt là việc làm
phải kỹ càng, thi hài được bao bọc an toàn kín đáo. Cây trường và kèn dùng rơm
làm nồng, ngoài bao giấy, để bớt tốn kém.
Nhà có tang nên thận
trọng, phải giữ cho được yên tịnh. Người nhà không được cãi vả nhau lớn tiếng,
nói cười vui vẻ, đùa giỡn, làm mất nét ai bi. Không nên bày tiệc tùng đãi đằng
rần rộ. Có khách đến chia buồn, thì người nhà ân cần tiếp rước, khách về thì
đưa, nhớ tỏ lời cám ơn.
Phần khách cũng phải giữ
lễ, mình đương ở trong nhà người có tang, nhớ đến câu "Thố tử hồ bi",
tỏ lòng đau xót cho nhau.
Lễ cất táng cử hành càng
sớm càng hay, không nên quàn Linh cữu tại nhà lâu ngày. Bỏ tục lệ coi ngày và
kiên tuổi. Cũng không cần có thầy Địa lý xây mộ.
Phụ chú:
(*) Cách Tẩn Liệm như đã
trình bày ở trên, có thể chỉ áp dụng ở Việt Nam.
Thọ Tang
Phàm người mất, thì quyến
thuộc phải để tang, để ghi dấu đau thương với người mất. Tùy thân sơ, mà chia
ra kỳ để tang lâu mau khác nhau.
Có năm (5) bậc để tang gọi
là "Ngũ Phục":
1 - Tang 3 năm
(Trãm thôi, Tư thôi).
2 - Tang 1 năm (Cơ
niên).
3 - Tang 9 tháng
(Đại công).
4 - Tang 5 tháng (Tiểu công).
5 - Tang 3 tháng
(Tư ma).
Trãm thôi, nghĩa là áo
tang bỏ xủ xuống, không lên trôn quần, xổ lai, không khâu bằng phẳng.
Tư thôi, nghĩa là áo tang
có lên trôn, khâu bằng phẳng, quần cũng lên lai bằng phẳng.
Lệ thường, ngoài Đời có
tang 3 năm, kỳ thực là 24 tháng chẵn, tức là 2 năm và tang 1 năm là 12 tháng.
Ít nghe có tang 9 tháng, 5 tháng và 3 tháng.
Trong Đạo, theo Tân Kinh,
mãn tuần Cửu cửu tức là 81 ngày. Từ đó, đến 200 ngày là tới tuần Tiểu Tường,
tính ra là 281 ngày. Từ Tiểu Tường, đến 300 ngày là tới tuần Đại Tường, là mãn
Đại tang.
Đại Tường - Tiểu Tường
Chữ Tường nghĩa là lành,
là kiết. Trong nhà có tang, cả nhà mang sự thương xót, đau buồn, tưởng đến người
quá cố. Thời gian qua xoa dịu nỗi đau thương, cái buồn bớt lần lần, đem lại cái
vui như điềm lành, điềm tốt trở lại. Vì vậy, mà Tiểu Tường cũng có nghĩa là
Tiểu Kiết Tường; Đại Tường cũng có nghĩa là Đại Kiết Tường.
Cách thức để tang
1 - Tang
Cha Mẹ ruột
a) Về phần con Trai:
Con thọ tang Cha, dùng
Trãm thôi và Gậy trước (tre), đến Đại Tường là mãn.
Thọ tang Mẹ, dùng Trãm
thôi và Gậy dong (cây dong đồng) đến Đại Tường là mãn.
b) Về phần con Gái:
Con gái xuất giá thọ tang
Cha Mẹ, dùng Tư thôi, đến Tiểu Tường là mãn.
Con gái tại gia (chưa xuất
giá), dùng Trãm thôi, đến Đại Tường là mãn.
2 - Đồng cư kế phụ
Hai bên kế phụ và mình ở
chung, tang 1 năm, đến Tiểu Tường là mãn.
Trước có ở chung, sau
không ở chung, tang 3 tháng, đến tuần Chung Cửu là mãn.
3 - Bất đồng cư kế phụ
Trước sau không ở chung,
không thọ tang.
4 - Giá mẫu
Người Mẹ sau khi Cha mình
mất, lại tái giá, tang 1 năm đến Tiểu Tường là mãn.
5 - Xuất mẫu
Người Mẹ mà Cha mình thôi
đi, tang 1 năm đến Tiểu Tường là mãn.
Như người Mẹ không tái
giá, tang Tư thôi 2 năm, đến Đại Tường là mãn.
6 - Kế mẫu
Mẹ mình mất, Cha lấy bà kế
mẫu, tang 1 năm đến Tiểu Tường là mãn.
7 - Từ mẫu
Mẹ mình mất sớm, mình còn
bé, cha mình giao cho bà Mẹ kế nuôi mình lớn khôn, gọi là Từ Mẫu, tang Tư thôi
2 năm đến Đại Tường là mãn.
8 - Bác, Chú, Cô
Đồng tang 1 năm, đến Tiểu
Tường là mãn. Như Cô xuất giá, tang 3 tháng đến tuần Chung Cửu là mãn.
9 - Cậu, Dì
Đồng tang 3 tháng, đến
tuần Chung Cửu là mãn.
10 - Ông Cố, Bà Cố
Tang 3 tháng, đến tuần
Chung Cửu là mãn.
11 - Ông
Nội, Bà Nội
Tang Tư thôi, đến Đại
Tường là mãn.
Cháu đích tôn thừa trọng,
thay thế cho Cha, chịu tang Ông Nội, Bà Nội, Trãm thôi, đến Đại Tường là mãn.
12 - Ông Ngoại, Bà Ngoại
Tang đến Tiểu Tường là
mãn.
13 - Tang
Vợ Chồng
Chồng thọ tang cho vợ, đến
Đại Tường là mãn. Mãn tang mới được lấy vợ.
Vợ thọ tang cho chồng, đến
Đại Tường là mãn. Mãn tang mới được tái giá.
14 - Anh Chị ruột
Em để tang đến Tiểu Tường
là mãn.
15 - Anh Chị
chung Mẹ khác Cha
Em để tang 3
tháng, đến tuần Chung Cửu là mãn.
16 - Tang bên
chồng
Nàng dâu thọ
tang Cha Mẹ chồng, Tư thôi, đến Đại Tường là mãn.
17 - Ông Nội,
Bà Nội của chồng
Tang đến Tiểu Tường là mãn.
18 - Tang bên vợ
Chàng Rễ thọ tang Cha Mẹ vợ, đến Tiểu Tường là
mãn.
19 - Tang người
thân tộc
Vì ân nghĩa Thầy Trò, vì tình bậu bạn, Trò để
tang cho Thầy, bạn để tang cho bạn, tùy ý, không hạn thời gian là bao lâu.
Vì đại ân, kẻ thọ ân để tang cho người thi ân
không hạn kỳ.
Vì đại nghĩa, những kẻ anh hùng liệt sĩ, lập
công vĩ đại, có ích cho nhân quần xã hội, cho Đạo, cho Đời, dân cảm mến để tang
không hạn kỳ.
Công sanh thành, ân dưỡng dục, ví tợ biển rộng
trời cao. Còn ai thương mình cho bằng Cha Mẹ? Còn ai nghĩa trọng tình thâm? Đến
lúc lìa trần, cùng mình vĩnh biệt ngàn năm, không bao giờ trông mong gặp lại.
Phận làm con phải có tấm lòng xót thương Cha Mẹ và nhớ tiếc. Tang lễ phải hết
lòng thành kính, sự tử như sự sanh, sự vong như sự tồn.
Cách chế tang phục
Thọ tang Cha Mẹ, may áo cổ
trịch như áo lễ, không lên trôn. Ở phía sau lưng, trên vai may kèm 1 tấm vải
phụ bản, tỏ dấu mang sự đau xót trên lưng. Còn may quần thì sổ lai, không khâu
bằng phẳng.
Tang Cha, con trai chống
gậy trước (tre); tang Mẹ, chống gậy dong.
Cây gậy trước, nghĩa là
Cha có tiết tháo bên ngoài, và là tiết tháo ngay chính. Cây gậy dong, có nghĩa
là Mẹ có tiết hạnh bên trong, và đầy lòng từ ái. Gậy dài ngắn không chừng, tùy
người cao thấp, nhưng mà phải từ dưới đất lên đến yếm tâm, có nghĩa là chủ tâm
ai bi.
Cách thức chế dây rơm mũ bạc: Mũ bạc hay là
Bức cân, dùng vải to xếp làm ba (3) lằn, hướng về bên hữu. Ba lằn xếp, tượng
trưng Tam Cang, là ba giềng trọng trong đạo Nhơn luân.
Cùng trong một lễ ấy, sợi
dây rơm buộc ngang lưng cũng phải đánh đậu 3 tao.
Con gái có chồng, mặc áo
chẹt, quần lên lai.
Con gái chưa chồng, và con
dâu mặc áo rộng, quần xổ lai.
Con Rễ và các cháu thành
niên, thì bịt khăn trắng. Các cháu nhỏ bé, thì đội mấn.
Cháu đích tôn thừa trọng
Nếu người con Trưởng Nam
chết trước Cha, Mẹ mà có sanh con Trai để lại, thì khi Ông Bà Nội chết, đứa con
Trai của người con ấy (Trưởng Nam) phải thay Cha mình mà chống gậy tang để báo
hiếu Ông Bà, gọi là cháu đích tôn thừa trọng. Tang phục cũng như con Trai vậy.
Xe tang. Thuyền
Bát Nhã
Trong Đạo, việc cất táng
dùng xe tang bằng một chiếc Thuyền trổ hình con Rồng, gọi là Thuyền Bát Nhã. Từ
Tín Đồ đến Chức Sắc thảy đều dùng được. Duy có màu sắc tấm Diềm treo trên
Thuyền Bát Nhã, và tấm vải Phủ Quan để phân biệt.
Tín Đồ, Đạo Hữu, Đạo Sở và
Chức Việc phụ đi Thuyền Bát Nhã, treo Diềm và Phủ Quan màu Đen.
Chánh, Phó Trị Sự, Thông
Sự và các phẩm tương đương (Nam Phái), đi Diềm và Phủ Quan màu Đỏ.
Chức Sắc Cửu Trùng Đài
(Nam Phái), treo Diềm và Phủ Quan theo Sắc Phái.
Chức Sắc, Chức Việc Hiệp
Thiên Đài và Cửu Trùng Đài (Nữ Phái), treo Diềm và Phủ Quan màu Trắng.
Chức Sắc, Chức Việc Phước
Thiện Nam Nữ, treo Diềm và Phủ Quan theo Sắc Phái.
Chức Sắc Bộ Nhạc, treo
Diềm và Phủ Quan màu Đỏ.
Long Mã
Đầu Sư, Tiên Tử, Thập Nhị
Thời Quân đổ lên, kỵ Long Mã, không đi Thuyền Bát Nhã.
Tấm Phủ Quan
Tấm Phủ Quan bằng vải,
vuông vức 1m20. Bốn bề viền ren, chính giữa may Thiên Nhãn, có ánh hào quang
tia ra.
Ủy Ban Hổn Hợp
Tu
Chỉnh Quan Hôn Tang Lễ
Tuân hành theo Quyết Nghị của Hội Thánh Lưỡng Đài Hiệp
Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện trong phiên nhóm ngày mùng 9 tháng 2 năm Canh
Tuất (Dl 16-3-1970), thành lập Ủy Ban Hổn Hợp Tu Chỉnh Quan Hôn Tang Lễ.
Ủy Ban Hổn Hợp gồm có:
Hiệp Thiên Đài.
- Thời
Quân Hiến Đạo. Trưởng Ban
- Giám
Đạo Huỳnh Hữu Lợi. Hội Viên
- Giám
Đạo Nguyễn Văn Kiết. Hội Viên
Cửu Trùng Đài.
- Giáo
Sư Ngọc Đính Thanh. Hội Viên
- Giáo
Hữu Thái Sơn Thanh. Hội
Viên
- Lễ
Sanh Thái Vũ Thanh. Hội
Viên
Phước Thiện.
- Chơn
Nhơn Phạm Duy Hoai. Hội Viên
- Chơn
Nhơn Trần Văn Lợi. Hội Viên
- Chí
Thiện Lê Văn Ninh. Hội Viên
Bộ Nhạc.
- Nhạc
Sư Lê Ngọc Hội Hội Viên
Từ
Hàn.
- Hành
Thiện Văn Phườc Đức Từ Hàn.
Quyển Quan Hôn Tang Lễ
Do các Quyết Nghị Hội Thánh Lưỡng Đài
1 - Vi Bằng số 6/VB ngày
29 tháng Giêng, mùng 4 và mùng 6 tháng 2 Nhâm Tý (Dl 14, 18 và 20.3.1972).
2 - Vi Bằng số 3/VB ngày
mùng 7 tháng 11 Nhâm Tý (Dl 12.12.1972).
3 - Vi Bằng số 11/VB ngày
mùng 8 và mùng 9 tháng 5 Ất Mão (Dl 17 và 18.6.1975)
4 - Vi Bằng số 17/VB ngày
mùng 4 tháng 9 Ất Mão (Dl 8.10.1975).
5 - Vi Bằng số 1/VB ngày
mùng 7 tháng 11 Ất Mão (Dl 9.12.1975).
Chung Quyết
Hiệp Thiên Đài.
- Thời Quân Hiến
Pháp.
- Thời Quân Bảo
Đạo.
- Thời Quân Hiến
Đạo.
- Thời Quân Khai
Đạo.
- Chưởng Ấn Nguyễn
Văn Hợi.
- Cải Trạng Huỳnh
Hữu Lợi.
- Cải Trạng Nguyễn
Văn Kiết.
Cửu Trùng Đài.
- Thái Đầu Sư.
- Thượng Đầu Sư.
- Ngọc Đầu Sư.
- Quyền Thái Chánh
Phối Sư.
- Quyền Thượng
Chánh Phối Sư.
- Quyền Ngọc Chánh
Phối Sư.
- Quyền Nữ Chánh
Phối Sư.
Phước Thiện.
- Chưởng Quản
Phước Thiện Nam Phái.
- Chưởng Quản
Phước Thiện Nữ Phái.
Từ Hàn. (Thư ký)
- Giáo Sư Nguyễn Hương Trụ.
- Thừa Sử Lê Minh Khuyên.
- Giáo Sư Thượng Tám Thanh.
Hạnh Đường [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]