Ðền
Thánh, đêm 14-2- Mậu Tý (dl. 24-03-1948) Đức Hộ Pháp nói về Cúng Đàn.
" - Hôm nay Bần Ðạo chẳng phải thuyết
Đạo, chỉ nói chuyện mà thôi: Nói chuyện Hộ Pháp, mỗi phen vô CÚNG ĐÀN làm việc
chi, theo như lời Bần Ðạo đã hứa.
Bần Ðạo nói đây để cả thảy được biết điều ấy
trọng hệ như thế nào, đặng giữ gìn và giúp Bần Ðạo mỗi phen HÀNH PHÁP được dễ
dàng một chút. Bần Ðạo nói hôm nay, để đêm mai có nhiều thì giờ giảng những
điều thiết yếu hơn, trọng hệ hơn.
- Mỗi phen nhập Đàn, hễ trống chuông rồi,
thì tất cả đi vô, cả thảy đi vô thong thả, chỉ có Bần Ðạo thật bối rối. Bước
lên Ngai rồi, trụ Pháp lại, vẽ bùa niệm chú. Câu chú mà khi thượng sớ, chúng ta
thường nghe đọc "Tam Châu Bát Bộ Hộ-Pháp Thiên-Tôn". Thật sự thì như
vầy "TAM THIÊN THẾ GIÁI HỘ PHÁP GIÁNG LÂM". Từ trước đến giờ, các bậc
tiền bối của chúng ta đã để như nói trên nên không thể sửa cải được, phải để y
như vậy.
Khi bái đàn rồi cả thảy quì tụng kinh, còn
Bần Ðạo tịnh niệm, mỗi câu Kinh mấy em đọc vẫn dễ, vì thuộc mà đọc thôi, riêng
Bần Ðạo mỗi câu Kinh phải mật niệm, tụ hết cả nghĩa lý của nó dâng lên Chí Tôn
và các Ðấng Thiêng Liêng. Rồi còn điều nầy rắc rối hơn hết, hễ khi nào cả thảy
tụng rồi bài Kinh Chí Tôn hoặc Kinh Tam Giáo: khi Bần Ðạo thấy nín hết, buổi đó
đem hết tinh thần trụ lại, dâng lời mặc niệm ấy vào Bát Quái Ðài. Ðến khi tất
cả niệm Ngũ nguyện cũng vậy, Bần Ðạo định tâm, dồn cả đức tin biến thành một
Huệ-quang chiếu diệu đem vào Bát-Quái-Ðài rồi, đợi cho Bát-Quái-Ðài trả lời,
khi ấy ở trong đó ánh sáng tủa ra, Bần Ðạo cúi đầu niệm thế cho cả thảy.
Còn
dâng Tam Bửu:
" Bần Ðạo hiểu cả nghĩa lý của nó đang
khi dâng Bông, cả thảy hình thể con cái của Chí Tôn tức là Thánh Thể của Ngài,
trụ hết xác Thánh đó dâng cho Ngài đặng Ngài làm phương cứu thế. Ðó là dâng
Bông."
Tới
dâng rượu:
"Cả thảy khi dứt câu Kinh, nín lặng
hết, Bần Ðạo vận dụng cả trí não tinh thần, đem đức tin của cả thảy dâng vào
Bát Quái Ðài."
Tới
dâng Trà:
"Là dâng cả Linh hồn cho Chí Tôn. Bần
Ðạo để cả tinh thần trụ lại, đem linh hồn của cả con cái Chí Tôn dâng cho Ngài."
Khi các người Cầu nguyện, buổi cầu nguyện
biết vậy thì nguyện như vậy thôi, còn Bần Ðạo phải trụ hết tinh thần định trở
lại, đem cả những lời cầu nguyện ấy đặng dâng cho Chí Tôn và các Ðấng Thiêng
Liêng.
Khi Chí Tôn truyền cho Pháp ấy, Bần Ðạo nghĩ
rằng: Ðó là chiếu theo Cổ pháp của nhà Phật buổi trước, nhứt là Thiền Môn mỗi
khi làm chay, thí của, cầu siêu, hay tuần tự chi đều rước một vị Hòa Thượng trụ
trì đến. Không gì khác hơn là Bí-pháp của Chí Tôn trụ thần. Bần Ðạo dám chắc
rằng không ai biết, họ tụng kinh như hát mà thôi, không ai để hết tinh thần vào
câu kinh, nên mấy thầy chùa gõ mõ tụng kinh có ăn thua gì. Trọng hệ là vị Hòa
Thượng trụ trì ngồi hành pháp, nhưng không hiểu họ có biết mà làm y theo đó hay
không? Cái trọng hệ ấy, nếu ai làm cho y, thì là trúng với Bí pháp. Tiểu Ðàn
thì vậy.
Còn Ðại Ðàn lại còn rối cho Hộ Pháp hơn nữa,
là có ba ấn: Thượng Nguơn, Trung Nguơn, Hạ Nguơn, ấn ấy không phải do tay Hộ
Pháp không? Khi đứng lên Ngai rồi bắt ấn Hộ Pháp, lấy cả Tam Bộ Thiêng Liêng
tức là sanh khí mà ta thấy trước mắt tỏa ra cùng khắp. Rồi đến trụ Thần lại bao
trùm cả trái đất nầy như vòng bao một trái cây gì vậy, để cái cuống lên trên,
đem dâng cho Chí Tôn ngự.
Kế
dâng Bông:
"Bắt Ấn Thượng Nguơn dưới đạp Ngưu Ðẩu,
tay đưa Gián Ma Xử lên hiệp với chữ Khí, đem Khí ấy đưa ra cả Càn Khôn thế
giới. Ấn Thượng Nguơn làm chủ chữ Khí, đem Khí ấy hiệp hết cả Ngươn Khí đặng
bao trùm vũ trụ."
Ðến
Trung Nguơn:
" Bắt Ấn Hiệp Chưởng biến hóa, Gián Ma
Xử để nằm ngang, đuôi bên Thế, cán bên Ðạo, ý nghĩa Ðạo cầm cán đặng trị Ðời.
Bắt ấn Hiệp Chưởng, cầm cả cơ pháp của vạn vật biến sanh đặng bảo tồn không cho
tương tranh, tự diệt nhau."
Tới
Hạ Nguơn:
" Tay tả thuộc Dương để trên, tay hữu
thuộc Âm để dưới, rồi để Gián Ma Xử chúi xuống, trụ Thần đem cả Càn Khôn hiệp
cả vạn vật. Bắt ba Ấn phải trụ thần, làm sao cho ấn ấy đừng thất pháp. Cho nên
ban sơ, buổi Chí Tôn mới giao cho Bần Ðạo tại Từ Lâm Tự, cái khó là trí óc vẫn
lo ra, vì không quen, không phải mình làm thầy phù, thầy pháp gì ổng giao cho
học mãi làm không trúng."
Vì cớ nên mới có quỉ lộng tại Từ Lâm Tự buổi
nọ, các Ấn khác của Hộ Pháp có linh hay không mà quỉ lộng? Ấy là Thiên Cơ khiến
vậy. Chí Tôn mở Tam Thập Lục Ðộng coi có phá nổi Ngài không? Có thể làm cho
tiêu diệt nền Chánh Giáo không? Ðể cho chúng sanh thí nghiệm mà thay quyền năng
vô tận của Ngài. Buổi nọ vì thời gian ngắn ngủi, nên công việc chưa rành rẽ, vì
không đủ thì giờ để chuyên luyện, hoặc cho là chưa trọng hệ cho lắm, nên có
điều sơ lược. Ðó là Thánh ý của Ðức Chí Tôn muốn như vậy.
Trong một thời Cúng, Bần Ðạo đã căn dặn
nhiều phen trọng hệ hơn hết, là khi Dâng Tam Bửu, dầu cho tinh thần suốt buổi
Cúng có nhiều lúc lo ra đi nữa, đến khi Dâng Tam Bửu, khuyên cả thảy định thần
đặng mật niệm, dâng ba bửu trọng hệ cho Chí Tôn, tức là giúp sức Bần Ðạo hành
pháp dễ dàng một chút đó."